Khi nào bệnh nhân tâm thần phân liệt trở thành sát nhân tàn bạo?

Theo bác sĩ chuyên khoa bệnh nhân tâm thần phân liệt nếu được điều trị thích hợp vẫn có thể tham gia lao động như người bình thường.

Bệnh tâm thần phân liệt là gì?

Tâm thần phân liệt (tiếng Anh là Schizophrenia) là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi một sự suy giảm quá trình suy nghĩ và sự thiếu hụt các đáp ứng cảm xúc điển hình.

Triệu chứng của tâm thần phân liệt

Các triệu chứng thường gặp bao gồm ảo giác, nghe thấy tiếng động hay giọng nói đến từ tâm trí và tự thức biến nó thành những cảm xúc tiêu cực và tích cực, bởi vì sự tương tác đó đã tác động đến cảm xúc nên dẫn đến phản ứng hành vi không rõ ràng của bệnh nhân, thỉnh thoảng thường có thái độ căm ghét, thù hận những người thân, gia đình và xã hội.

Chỉ những tác động nhỏ đủ khiến cho người bệnh mất đi sự ý thức, nhận thức xong đó lo sợ, hoảng loạn, giận dữ xong đó cư xử với người tác động và xung quanh với những hành vi thiếu kiểm soát.


Các triệu chứng thường gặp bao gồm ảo giác, nghe thấy tiếng động hay giọng nói đến từ tâm trí...

Triệu chứng cảnh bệnh nhân tâm thần phân liệt đang trong giai đoạn nguy hiểm

PGS.TS Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương cho rằng người bệnh tâm phân liệt nói chung không gây nguy hiểm khi đang được theo dõi điều trị chuyên khoa và quan tâm chăm sóc của gia đình.

Một phần rất nhỏ bệnh nhân tâm thần phân liệt không được gia đình phát hiện kịp thời, khiến bệnh nặng, thường gây nguy hiểm với người thân quen, rất hiếm khi xảy ra với người lạ.

Tâm thần phân liệt là bệnh tâm thần nặng, người bệnh giảm sút nhận thức về bản thân mình và những người xung quanh, có chiều hướng mạn tính và tái phát. Sau mỗi lần tái phát, bệnh nhân sẽ có sự thay đổi về tính tình xa lánh người thân, ngôn ngữ và hành vi kỳ lạ, khả năng giao tiếp, học tập giảm.

“Bệnh tâm thần phân liệt sẽ gây nguy hiểm khi ở giai đoạn cấp tính khi đó hoang tưởng, ảo giác chi phối mạnh mẽ. Lúc này, bệnh nhân không kiểm soát được chính mình, họ có những ảo giác mạnh mẽ sẽ làm theo chi phối một cách vô thức. Bản thân người bệnh muốn chống lại hành động gây nguy hiểm đó”, TS.BS Hồng Thu nói.

Đồng quan điểm, PGS.TS Cao Tiến Đức, Bệnh viện Quân y 103, chia sẻ người bệnh không thể ý thức được hành động của mình và có những hành vi hung bạo giết người, tự sát. Bệnh nhân xuất hiện tâm thần phân liệt nặng, cấp tính, có thể chém giết người không ghê tay.

Những bệnh nhân tâm thần phân liệt duy trì điều trị hợp lý vẫn có thể làm công việc lao động nhẹ nhàng, đơn giản, không phức tạp. Tuy nhiên, gia đình và người thân nên theo sát và giúp đỡ cho họ.

Một bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị nếu tái phát bệnh sẽ có triệu chứng báo trước. “Bệnh nhân đang ngủ ngon bỗng dưng mất ngủ hoặc tính tình rất ôn hòa bỗng trở nên cáu kỉnh, hằn học, chán nản, sợ hãi hoặc có ý nghĩ ám ảnh. Bệnh nhân có dấu hiệu bất thường cần phải được thăm khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần sớm để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra”, TS.BS Hồng Thu chia sẻ.

PGS.TS Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương cho rằng người bệnh tâm phân liệt nói chung không gây nguy hiểm khi đang được theo dõi điều trị chuyên khoa và quan tâm chăm sóc của gia đình.

Một phần rất nhỏ bệnh nhân tâm thần phân liệt không được gia đình phát hiện kịp thời, khiến bệnh nặng, thường gây nguy hiểm với người thân quen, rất hiếm khi xảy ra với người lạ.

Tâm thần phân liệt là bệnh tâm thần nặng, người bệnh giảm sút nhận thức về bản thân mình và những người xung quanh, có chiều hướng mạn tính và tái phát. Sau mỗi lần tái phát, bệnh nhân sẽ có sự thay đổi về tính tình xa lánh người thân, ngôn ngữ và hành vi kỳ lạ, khả năng giao tiếp, học tập giảm.

“Bệnh tâm thần phân liệt sẽ gây nguy hiểm khi ở giai đoạn cấp tính khi đó hoang tưởng, ảo giác chi phối mạnh mẽ. Lúc này, bệnh nhân không kiểm soát được chính mình, họ có những ảo giác mạnh mẽ sẽ làm theo chi phối một cách vô thức. Bản thân người bệnh muốn chống lại hành động gây nguy hiểm đó”, TS.BS Hồng Thu nói.

Đồng quan điểm, PGS.TS Cao Tiến Đức, Bệnh viện Quân y 103, chia sẻ người bệnh không thể ý thức được hành động của mình và có những hành vi hung bạo giết người, tự sát. Bệnh nhân xuất hiện tâm thần phân liệt nặng, cấp tính, có thể chém giết người không ghê tay.


Tâm thần phân liệt là bệnh tâm thần nặng.

Những bệnh nhân tâm thần phân liệt duy trì điều trị hợp lý vẫn có thể làm công việc lao động nhẹ nhàng, đơn giản, không phức tạp. Tuy nhiên, gia đình và người thân nên theo sát và giúp đỡ cho họ.

Một bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị nếu tái phát bệnh sẽ có triệu chứng báo trước. “Bệnh nhân đang ngủ ngon bỗng dưng mất ngủ hoặc tính tình rất ôn hòa bỗng trở nên cáu kỉnh, hằn học, chán nản, sợ hãi hoặc có ý nghĩ ám ảnh. Bệnh nhân có dấu hiệu bất thường cần phải được thăm khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần sớm để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra”, TS.BS Hồng Thu chia sẻ.

Tâm thần phân liệt: Bệnh phải điều trị suốt đời

Theo TS.BS Hồng Thu các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ ràng nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt. Vì vậy, chưa có thuốc đặc trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt. Việc điều trị bệnh chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng, phòng ngừa những tái phát có thể xảy ra.

Tâm thần phân liệt là bệnh gần như phải điều trị suốt đời, uống thuốc lâu dài. Bệnh nhân ngưng uống thuốc có thể tái phát bất cứ lúc nào. Theo những bằng chứng nghiên cứu, nếu bệnh nhân tâm thần phân liệt uống thuốc đều đặn, khả năng tái phát giảm.

“Người bệnh tâm thần phân liệt cần phải được theo dõi và quản lý để tránh giai đoạn cấp tính diễn biến phức tạp. Chúng ta vẫn có thể tạo điều kiện cho họ tham gia lao động và hòa nhập cùng cộng đồng", TS.BS Hồng Thu cho biết

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất