Khoa học giải thích tại sao sao Kim có rất ít núi lửa
Nhà nghiên cứu Sami Mikhail vừa đưa ra những công bố mới nhất lý giải việc tại sao sao Kim lại có rất ít núi lửa.
Trước giờ, sao Kim được biết đến là hành tinh giống Trái Đất nhất trong Hệ Mặt Trời của chúng ta. Nhưng, đáng ngạc nhiên, nó không có nhiều núi lửa như Trái Đất. Và trong suốt thời gian dài, khoa học vẫn chưa chắc chắn lý giải được sự kỳ bí này.
Mới đây, Nhà nghiên cứu Sami Mikhail thuộc Đại học St. Andrews giải thích rằng bởi trên Trái Đất, lượng magma được đẩy lên qua các vết nứt trên lớp vỏ rắn chắc của hành tinh, tạo thành các núi lửa. Trên sao Kim, magma phun lên bị chặn bởi lớp vỏ địa chất giống như đất nặn Play-Doh.
Không những thế, tính đồng nhất trên vỏ sao Kim được gây ra bởi nhiệt độ cực đại của nó lại chịu sự chi phối của Mặt Trời và bầu khí quyển dày đặc. Sức nóng dữ dội khiến vỏ bên ngoài của hành tinh trở nên ảm đạm, khô cằn.
Điều này đã khiến thành phần vỏ địa chất của sao Kim trở nên độc nhất, ít hình thành các lớp kiến tạo hành tinh nên rất khó mà hình thành núi lửa.
Mặc dù có sự tương đồng giữa Trái đất và sao Kim, nhưng hai hành tinh này có các hiện tượng địa chất và môi trường địa chất bên trong rất khác nhau.
"Nếu chúng ta có thể hiểu tại sao hai hành tinh gần như giống hệt nhau nhưng thực sự nó còn nhiều điểm khác biệt, thì khi đó, chúng ta có thể hiểu rằng con người hoàn toàn khó có thể tìm hay sinh sống trên một hành tinh nào khác tưởng chừng giống Trái Đất. Sao Kim là một vùng đất khô cằn, nóng bỏng và vô cùng huyền bí” - Sami Mikhail, một nhà khoa học về môi trường và trái đất tại Đại học St. Andrews nói trong một thông cáo báo chí.
Mikhail và các đồng nghiệp của ông hiện đang nghiên cứu để giải thích lý do tại sao mà một cặp hành tinh tương tự như Trái Đất và sao Kim lại có thể phát triển khí quyển và khí hậu khác nhau đặc thù đến như vậy.