Khoa học lý giải vì sao Thất tịch lại mưa
Ngày Thất tịch còn được gọi là ngày ông Ngâu bà Ngâu, với thời tiết đặc trưng là những cơn mưa rả rích; vì sao Thất tịch lại mưa?
Thật ra không phải ngày Thất tịch - 7/7 Âm lịch năm nào trời cũng mưa. Mưa ngâu trên thực tế cũng diễn ra trong nhiều ngày chứ không riêng ngày Thất tịch.
Mưa ngâu là tên gọi cho những cơn mưa xuất hiện vào đầu tháng 7 Âm lịch hằng năm ở Việt Nam. Dân gian có câu tục ngữ "Vào mùng 3, ra mùng 7", nghĩa là sẽ có mưa từ ngày mùng 3 đến mùng 7, từ ngày 13 đến 17 và/hoặc từ ngày 23 đến 27 Âm lịch. Các cơn mưa này thường rả rích, không liên tục, vì thế người ta dùng cụm từ "trời mưa sụt sùi" để tả mưa ngâu. Thi hào Nguyễn Du cũng có câu thơ: "Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt".
Mưa ngâu có thể không đến đúng ngày Thất tịch.
Vì mưa ngâu dầm dề gần như suốt tháng nên người Việt Nam thường tránh tổ chức đám cưới trong tháng 7 âm lịch, lại càng kiêng khởi công xây nhà vì thời tiết này rất bất lợi cho việc xây dựng.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết hiện nay không còn giống với hàng trăm, hàng nghìn năm trước. Vì thế không phải ngày Thất tịch năm nào cũng có mưa ngâu. Hiện tượng thời tiết này có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn, đôi khi không có, một số năm lại có mưa kéo dài.
Mặt khác, ngay cả ở thời chưa có sự biến đổi khí hậu, mưa ngâu cũng không nhất thiết xuất hiện vào đúng ngày Thất tịch. Vào những ngày Thất tịch không mưa, người ta có thể ngắm sao Ngưu lang và sao Chức nữ trên bầu trời, các đôi lứa có thể chỉ sao mà thề hẹn rằng dù có trải qua bao nhiêu trở ngại cũng sẽ cố gắng vượt qua để được ở bên nhau.
Nhiều người tin rằng đôi lứa yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu lang Chức nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 âm lịch thì sẽ tình duyên viên mãn.
- Lễ Thất Tịch là ngày gì? Ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam
- Phát hiện "quả trứng" khổng lồ bên bờ sông, cặp đôi nhận tin bất ngờ khi báo chính quyền
- Các nhà khoa học MIT biến bê tông thành siêu tụ điện