Khoa học nói: Đôi khi đẹp quá cũng là một cái tội

Việc sở hữu một sắc đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" đôi khi là một trở ngại trong cuộc sống.

Từ trước đến nay, sắc đẹp luôn được xem là một lợi thế, món quà quý giá của tạo hóa. Sở hữu vẻ ngoài lộng lẫy, hút mọi ánh nhìn là điều mà ai cũng mơ ước, thậm chí làm mọi cách để có được nó.

Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt và sắc đẹp cũng vậy. Thậm chí, đôi khi nhan sắc đẹp còn ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người sở hữu nó.

Bài viết dựa trên quan điểm của giáo sư tâm lý học Lisa Slattery Walker và Tonya Frevert tại Đại học North Carolina dưới đây sẽ cho bạn cách nhìn khác về cái đẹp.

Những lợi ích không tưởng nhờ đẹp trai - xinh gái

Nghe có phần hơi bất công cho những người kém sắc, nhưng sự thực "đẹp" là một lợi thế không thể chối cãi ở bất kỳ đâu.

Theo nghiên cứu của hai nhà tâm lý học Lisa Slattery Walker và Tonya Frevert ở Đại học North Carolina - tại rất nhiều trường trung học và đại học, các học sinh, sinh viên có vẻ bề ngoài ưa nhìn thường được các giáo viên dành cho một sự ưu ái nhất định.

Cụ thể, những học sinh, sinh viên này thường được đánh giá cao nhưng không hoàn toàn nhờ vào kiến thức hay kỹ năng tại trường học.


Sắc đẹp là một lợi thể không thể chối cãi ở bất kì đâu.

Ở nơi làm việc cũng vậy luôn. Theo một thí nghiệm khác của hai nhà tâm lý học trên, có đến từ 10 đến 15% nhân viên với vẻ ngoài ưa nhìn có cơ hội thăng tiến cùng một mức lương hấp dẫn hơn những nhân viên khác.

Tuy nhiên, đây không hẳn là yếu tố "bất công xã hội" khi sếp có phần ưu ái nhân viên đẹp. Trên thực tế khi sở hữu vẻ ngoài ưa nhìn, con người sẽ có xu hướng trở nên tự tin hơn và có tần suất thể hiện bản thân nhiều hơn, từ đó sẽ được chú ý đến nhiều hơn.


Có đến từ 10 đến 15% nhân viên với vẻ ngoài ưa nhìn có cơ hội thăng tiến.

Ngoài ra, trong một số trường hợp tại Tòa án, đôi khi bị cáo có một ngoại hình dễ chịu cũng có thể nhận được một chút sự khoan hồng từ chánh án và bồi thẩm đoàn, hay ngược lại, nguyên đơn "bắt mắt" sẽ có nhiều khả năng thắng kiện hơn.

Nhưng đẹp quá thì lại là một "cái tội"...

Đúng vậy, cuộc sống đâu có cho không ai cái gì đâu. Trong công việc, nếu như sở hữu vẻ ngoài ấn tượng bạn sẽ có nhiều khả năng thăng tiến, nhưng nếu không may mắn bạn cũng sẽ gặp khó khăn ngay từ vòng phỏng vấn.

Walker và Frevert cho rằng, nếu bạn là một người đẹp trai, xinh gái nhưng lại được phỏng vấn bởi những người có cùng giới tính, sẽ có không ít khả năng nhà tuyển dụng... thẳng tay loại bạn từ "vòng gửi xe".


Do GATO ý mà...

Đáng lo ngại hơn, việc đẹp quá cũng có thể gây họa nếu không may bạn phải vào bệnh viện. Điều này nghe có vẻ kỳ cục nhưng trên thực tế, một số bệnh nhân quá đẹp đôi khi không nhận được sự chăm sóc ưu tiên từ các bác sĩ và y tá.

Nếu đặt trong một tình huống cùng một lúc có 2 người nhập viện, trong đó một người thì đẹp trai như "soái ca", người còn lại có nhan sắc... tầm thường thì lúc này lòng thương hại của các bác sĩ sẽ dành sự ưu tiên cho người thứ hai chứ không phải vị "soái ca" đầu tiên.


Giết tôi luôn đi...

Ngoài ra, đối với một số người thì việc quá đẹp cũng có thể khiến họ trở nên "FA".

Một anh chàng đẹp trai ngồi một mình làm việc bên chiếc máy tính, hay một cô nàng dễ thương đọc sách một mình trong quán cafe sẽ nhận được rất nhiều sự chú ý của mọi người xung quanh.


Đẹp trai cỡ Beckham tầm này là dễ FA lắm...

Thế nhưng, việc nhan sắc họ quá tuyệt vời sẽ khiến cho những người xung quanh cảm thấy tự ti, cho rằng đây là những đối tượng quá sang chảnh - vượt quá tầm với của mình, và do đó không dám chủ động tiếp cận những người đẹp.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất