Khối mắcma Vesuvius đang trồi lên
Mỏ mắcma bên dưới dãy núi Vesuvius đang trồi dần lên phía bề mặt trong hơn 20.000 năm qua, theo một nghiên cứu vừa được công bố.
Phát hiện này có thể là một tin tốt đối với khoảng 3 triệu người sống trong khu vực núi lửa hoạt động tại Campania, nước Ý, nơi biến cố địa chất của Vesuvius năm 79 sau Công Nguyên đã chôn vùi Pompeii và Herculaneum.
Mắcma ở độ sâu nông hơn khó bay hơi hơn và ít khả năng tạo thành phun trào dữ dội, theo nhóm nghiên cứu do Bruno Scaillet thuộc đại học d'Orléans, Pháp chỉ đạo.
Mỏ mắcma chứa lượng dung nham liên tục được bồi đắp, phụt ra khi núi lửa phun trào. Vị trí của mỏ mắcma cũng như các đặc tính của nó là đầu mối để tìm hiểu tính khốc liệt của phun trào tương lai
Scaillet cho biết: “Có sự khác biệt trong áp suất độ sâu giữa biến cố Pompeii và các phun trào gần đây hơn, những thí nghiệm của chúng tôi cho thấy phun trào trong tương lai sẽ rất khác với biến cố đã hủy diệt Pompeii”.
Scaillet nghiên cứu đá dung nham tạo ra từ bốn vụ phun trào chình trong lịch sử và tại tạo lại nhiệt độ và áp suất của mỏ mắcma trong các sự kiện đó.
Dữ liệu cho thấy, kể từ biến cố năm 79 sau công nguyên và một vụ phun trào năm 472 sau công nghuyên, khối mắcma trồi dần lên, từ 4.4 – 5 dặm (7-8 km) bên dưới bề mặt đến 1.8-2.5 dặm (3-4 km).
Scaillet cho biết không hề có thông tin về việc liệu khối mắcma có tiếp tục dâng lên kể từ lần phun trào gần đây nhất hoặc kích thước của nó ngày nay, nhưng mắcma gần bề mặt tạo ra phun trào ít dữ dội hơn.
Ông thêm vào “Mỏ mắcma càng sau, mắcma bên trong càng sền sệt và càng nguội hơn”, ông giải thích loại mắcma như vậy “có xu hướng gây ra phun trào dữ dội khi chúng lên tới bề mặt”.
Có nhiều khả năng Vesuvius sẽ phun trào trong tương lai.
Núi lứa này được cho là đã tạo ra các đợt phun trào lớn cách đây 22.500 năm , 17.000 năm , 15.000 năm, 11.400 năm, 8.000 năm, 3.780 năm, và 2.000 năm.
Michael Sheridan, nhà nghiên cứu núi lửa thuộc đại học Buffalo tại New York, cho rằng nghiên cứu này rất thú vị.
Sherdian, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết: “Nó thể hiện một khía cạnh mới. Địa hóa học là một lĩnh vực thú vị, và tôi rất vui vì nó được quan tâm bàn bạc đến”.
Tuy nhiên Sheridan, ông nghiên cứu ảnh hưởng của phun trào núi lửa đối với các khu vực dân cư, cảnh bảo rằng nghiên cứu này không phải là tiếng nói cuối cùng dự đoán những nguy cơ khổng lồ tồn tại song song với Vesuvius.
Ông nhấn mạnh rằng các dữ liệu phun trào núi lửa khác, ví dụ như phân bố chất lắng và yếu tố kiến tạo, không nằm trong nghiên cứu.
Ông nói:
“Đây là một mô hình khác. Chúng ta cần phát triển một kết hoạch câ nhắc nhiều giải thuyết cùng một lúc và bằng cách nào đó kết hợp hệ quả của tất cả các giả thuyết đó”.