Khôi phục lại kỹ thuật luyện sắt đã có cách đây 2000 năm
Dựa trên phát hiện khảo cổ học về Triều đại nhà Hán (Trung Quốc), các nhà khảo cổ Trung Quốc, Nhật Bản đã xây dựng một lò đứng và luyện thành công một con lợn sắt.
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc và Nhật Bản đã khôi phục thành công các kỹ thuật luyện sắt đã có cách đây khoảng 2000 năm.
Một con tê giác sắt triều đại Tây Hán. (Ảnh minh họa: thecultureconcept.com).
Dựa trên phát hiện khảo cổ học về Triều đại Hán (206 năm trước công nguyên-220 năm sau công nguyên), các nhà khảo cổ học đã xây dựng một lò đứng và luyện thành công một con lợn sắt trong một thử nghiệm được tiến hành vào ngày 16-17/11 tại thành phố Cung Lai tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc.
Các nhà khảo cổ học cho biết thử nghiệm cung cấp dữ liệu và một trường hợp thành công cho nghiên cứu kỹ thuật luyện sắt trong Triều đại nhà Hán.
Thử nghiệm được đồng bảo trợ bởi Đại học Tứ Xuyên, các viện di tích văn hóa và khảo cổ học tại Thành Đô và Tứ Xuyên, Đại học Ehim của Nhật Bản và chính quyền thành phố Cung Lai.
Sắt được xem là một trong những vật liệu quan trọng nhất trong nền văn minh Trung Hoa. Người Trung Quốc cổ đại có khả năng luyện sắt lỏng từ thời Xuân Thu (770-476 trước công nguyên).
Li Yingfu, Phó chủ nhiệm khoa Lịch sử và Văn hóa thuộc Đại học Tứ Xuyên, cho biết kĩ thuật luyện sắt trong Triều đại nhà Hán không chỉ đẩy mạnh hoạt động sản xuất thời Trung Quốc cổ đại, mà còn đóng góp vào sự phát triển ngành luyện kim ở Đông Nam Á và ngoài khu vực.