Kì lạ người có thể nhìn thấy âm thanh

Một số người thực sự có khả năng kỳ lạ là nhìn thấy âm thanh do họ có phần của bộ não dành cho thị giác nhỏ hơn bình thường, một nghiên cứu mới cho biết.

Luận trên đã được chứng minh bước đầu qua một nghiên cứu thực nghiệm của các nhà khoa học ở Đại học London, gồm có 29 tình nguyện viên được chọn nghiên cứu qua quan sát những hình ảnh của đèn flash có âm thanh kèm theo.

Một số người có thể nhìn được âm thanh trong ánh sáng duy nhất từ đèn flash với hai lần chớp ảo ảnh, một số người thì không thể nhìn thấy hai lần nhấp nháy liên tiếp. Trong đó có những người chỉ nhìn thấy hai lần nhấp nháy trong khoảng 2% thời gian và những người khác nhìn thấy được 100% thời gian nhấp nháy.

Tìm hiểu sự khác biệt này, nhóm nghiên cứu đã phân tích não của các tình nguyện viên. Kết quả cho thấy, những người có vùng kiểm soát hình ảnh ở vỏ não nhỏ hơn có khả năng nhìn thấy ảo ảnh nhiều hơn. “Rõ ràng, cùng một hiện tượng giống hệt nhau nhưng đôi khi những người khác nhau lại nhìn không giống nhau”, Giáo sư thần kinh học De Haas nói với Livescience.


Vùng thị giác trong não nhỏ sẽ nhìn được âm thanh tốt
hơn do quy luật bù trừ tai và thị giác? (Ảnh: Livescience)

Các nhà nghiên cứu cho rằng, có thể chính khả năng nhìn ảo ảnh này là một cách để não có bộ phận phụ trách hình ảnh nhỏ đền bù đối với khả năng nhìn hình ảnh không hoàn hảo. Từ việc tạo ra cảm giác hoàn hảo cho bộ não như vậy sẽ tạo ra nhiều các thông tin bổ sung cung cấp cho tai. Trong thế giới thực, nguồn của ánh sáng và âm thanh thường giống hệt nhau, và kết hợp chúng sẽ đem lại thuận lợi hơn.

Ảo giác như trên còn bao gồm hiệu ứng McGurk, một hiệu ứng diễn ra khi các thành phần hình ảnh của một âm thanh được ghép nối với các thành phần thính giác của âm thanh khác, khiến mọi người cảm nhận được hình như mình có thể nghe thấy một âm thanh thứ ba bí ẩn.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều điều chưa được lí giải về nguồn gốc của loại ảo giác này. Vì chỉ có khoảng 1/4 sự khác biệt về ảo ảnh được giải thích bằng giải phẫu não, ngoài ra còn tùy thuộc vào khả năng thính giác và các ngành khoa học khác.

Nghiên cứu được đăng trực tuyến trên Tạp chí Proceedings of the Royal Society B, ngày 24/10/2012.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất