Kiến “lý trí” hơn người?

Trong nghiên cứu được công bố ngày 22 tháng 7 trên tạp chí Proceedings of the Royal Society: Biological Sciences các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Arizona và Đại học Princeton cho thấy kiến có thể xử lý một công việc hợp lý hơn con người – loài vật “thượng đẳng” có trí thức, có khả năng sử dụng công cụ, đi bằng hai chân, và ngón cái đối diện.

Điều này không có nghĩa rằng con người không thông minh bằng kiến. Con người và các loài động vật khác thường đưa ra các quyết định thiếu lý trí khi đối mặt với những tình huống thách thức, tác giả của nghiên cứu Stephen Pratt và Susan Edwards.

Pratt, giáo sư thuộc Trường khoa học đời sống tại Cao đẳng khoa học và nghệ thuật tự do của ASU, cho biết: “Kết quả ngược đời này dựa trên một đặc điểm: hầu hết bản thân từng con kiến chỉ biết đến một lựa chọn duy nhất, và lựa chọn tổng hợp của cả đàn được hình thành từ sự tương tác giữa rất nhiều những cá nhân đơn lẻ”.

Kiến thức này của các tác giả xuất phát từ việc xem xét quá trình lựa chọn tổ của kiến, Temnothorax curvispinosus. Những đàn kiến này sống trong những hốc nhỏ, nhỏ như một quả đầu, và rất giỏi trong việc tìm kiếm vị trí mới để sinh sống. Thách thức đối với đàn kiến là “chọn” một cái tổ khi có hai lựa chọn với những lợi ích tương tự nhau.

Các tác giả phát hiện rằng trong hình thức đưa ra quyết định tập thể ở loài kiến kết quả sẽ chính xác hơn vì các cá nhân không có nhiều lựa chọn và do đó giảm thiểu cơ hội mắc lỗi của cá nhân. Đây là phương pháp: “sự thông thái của đám đông”, Pratt nhận xét.

Pratt cho biết: “Tính hợp lý trong trường hợp này có ý nghĩa rằng một người đưa ra quyết định để tối đa hóa một điều gì đó nên nhất quán về khả năng đóng góp của từng lựa chọn. Ví dụ, đối với động vật cố gắng tối đa hóa thể chất của bản thân thì chúng nên xếp các lựa chọn như nguồn thức ăn, bạn tình hoặc kích thước tổ theo khả năng đóng góp đối với thể chất của những lựa chọn đó”.

“Điều này có nghĩa rằng sẽ không hợp lý nếu lựa chọn “A” vào thứ 3 và sau đó lựa chọn “B” vào thứ 4, nếu sự đóng góp về thể chất của hai lựa chọn này không thay đổi”.

Pratt thêm vào: “Chúng tôi nghĩ rằng có nhiều lựa chọn, chiến lược và phương pháp của cá nhân là một điều có lợi, nhưng những lỗi không hợp lý thường xuất hiện khi các cá nhân so sánh trực tiếp các lựa chọn”

Nghiên cứu về làm thế nào hoặc tại sao những điều không hợp lý xuất hiện có thể đưa ra hiểu biết về cơ chế nhận thức, cũng như làm thế nào việc đưa ra quyết định theo tập thể hình thành. Những hiểu biết này có thể là tiền đề cho những phương pháp mới nhằm phát triển trí thông minh nhân tạo.

Pratt giải thích: “Ý tưởng về tổng hợp người máy là từng người máy riêng lẻ có thể khá đơn giản và không quá phức tạp, nhưng bạn vẫn có thể đạt được kết quả phức tạp và hợp lý từ một nhóm người máy. Khả năng hoạt động mà không cần điều khiển phức tạp chính là yếu tố rất cần trong các hệ thống thông minh nhân tạo và ý tưởng cho rằng những hạn chế ở mức độ cá nhân trên thức tế có thể trợ giúp cho mức độ nhóm thực sự rất có ích." Pratt là thành viên của Nhóm mạng lưới độc lập (HUNT), một dự án do Văn phòng nghiên cứu hải quân (ONR) tài trợ để phát triển những giải pháp sinh học cho nhiều vấn đề.

Vậy ý nghĩa của những phát hiện này đối với kiến thức về hệ thống xã hội của con người là gì?

Pratt trả lời: “Đây là một điều khó nói. Tuy nhiên, khả năng một số hạn chế đối với kiến thức của cá nhân có thể cải thiện hiệu quả của một nhóm lớn và phức tạp đang cố gắng thực hiện một điều gì đó trên phương diện tập thể”.

Nghiên cứu được tài trợ bởi Tổ chức từ thiện Pew.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất