Kính cực mỏng

Kỷ lục thế giới về độ mỏng của kính đã bị phá vỡ bởi một khám phá tình cờ từ các nhà khoa học thuộc ĐH Cornell - Mỹ và ĐH Ulm - Đức và tấm kiếng này chỉ dày 2 nguyên tử.

Trong quá trình tìm cách sản xuất graphene nguyên chất (một loại siêu vật liệu cũng rất thú vị), các nhà nghiên cứu để ý thấy sự hình thành của một màng lạ nhưng khi tìm hiểu kỹ thì đây thật ra là một lớp kiếng cấu tạo bởi silicon và oxygen.

Các nhà nghiên cứu ngờ rằng việc hình thành tấm kính này có nguyên nhân từ một kẽ hở khí, tạo ra phản ứng trên tấm đồng được sử dụng để sản xuất graphene, biến tấm đồng này thành một nguồn sản xuất kiếng như lò sản xuất thạch anh.


Hình chụp cấu trúc hạt nhân của tấm kiếng cực mỏng. (Ảnh: ĐH CORNELL)

Khám phá tình cờ này là một bước đột phá, cho phép các nhà khoa học có thêm một cái nhìn sâu hơn về cấu trúc nhân của kính. Dùng một kính hiển vi điện tử để xem xét mẫu kiếng cực mỏng, các nhà khoa học đã chụp được các tấm hình cho thấy cấu trúc sắp xếp chính xác của các hạt nhân trong kính.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể thực hiện điều này. Cơ hội này cũng đã dẫn đến một ngạc nhiên khác cho các nhà khoa học, hóa ra nhà vật lý học William Houlder Zachariasen đã vô cùng chính xác khi tìm cách lập bản đồ cho cấu trúc kính hồi những năm 1932.

Về ứng dụng thực sự của loại kính siêu mỏng này, các nhà khoa học cho biết trong tương lai nó có thể được sử dụng trong điện trở và giúp tăng tốc độ xử lý của máy tính, điện thoại thông minh...

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất