Kinh ngạc 5 kiệt tác thế giới có thể bạn chưa biết
Great Mosque, giếng nước Chand Baori là hai trong số những kiệt tác thế giới, hấp dẫn du khách bởi kiến trúc độc đáo và hoành tráng.
Great Mosque ở Djenné, Mali là một trong những kiệt tác thế giới có thể bạn chưa biết. Nhà thờ Lớn (Great Mosque) ở Mali - công trình được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1988. Great Mosque nổi tiếng thế giới bởi đây là công trình lớn nhất thế giới được xây dựng hoàn toàn từ bùn và đất với diện tích bề mặt lên tới 5.625km2.
Chand Baori ở Ấn Độ là một kiệt tác nổi tiếng thế giới. Nằm ở làng Abhaneri gần Jaipur, bang Rajasthan, giếng nước Chand Baori sâu 30m với 13 tầng và 3.500 bậc thang. Các chuyên gia suy đoán giếng nước Chand Baori được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 - 11. Đây là một trong những giếng nước lớn nhất, sâu nhất và lâu đời nhất thế giới.
Cầu Stari Most thành phố Mostar (Cộng hòa Bosnia và Herzegovina) nổi tiếng thế giới được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Thế giới của năm 2005. Hàng năm, rất nhiều người đến cầu Stari Most để thực hiện màn "nhảy cầu" đáng kinh ngạc. Hành động nguy hiểm này có nguồn gốc từ xa xưa. Theo đó, các chàng trai ở Mostar thực hiện nhảy cầu để chứng tỏ lòng dũng cảm.
Pháo đài Kumbhalgarh của Ấn Độ được nhiều người gọi với tên trìu mến "Vạn Lý Trường Thành ở Ấn Độ". Kiệt tác kiến trúc này được bao quanh bởi một bức tường có chu vi dài 36 km, và chiều rộng thay đổi từ 4,5 đến 7,6m. Được xây dựng từ thế kỷ 15 - 16, pháo đài Kumbhalgarh là thành trì quan trọng thứ hai dưới triều đại Mewar. Pháo đài này có 7 cổng lớn và 7 thành lũy kéo dài thẳng tắp cũng như được bao quanh bởi nhiều pháo đài và tòa tháp canh.
Nhà thờ Hồi giáo Sheikh Lotfollah nằm ở Iran, là kiệt tác của kiến trúc sư Iran Safavid. Công trình tráng lệ này được xây dựng từ năm 1602 - 1619. Điều thú vị là nhà thờ Sheikh Lotfollah không có bất cứ ngọn tháp và kích thước nhỏ hơn so với những nhà thờ Hồi giáo khác. Nguyên nhân là vì nhà thờ Hồi giáo này được xây dựng dành riêng cho triều đình chứ không phải dành cho công chúng.