Kỳ lạ cao tốc Trung Quốc dài 2540km nhưng hầu như không thấy xe cộ qua lại
Từ khi cải cách và mở cửa, đời sống vật chất của người dân nhìn chung được cải thiện, đường đi lại thuận tiện hơn. Trung Quốc có tất cả các loại phương tiện giao thông như tàu hỏa, đường ray cao tốc, máy bay, tàu thủy… Nhưng trong những năm gần đây, mọi người thường thích tự lái xe đi du lịch hơn. Nhưng có một điều thường gây phiền hà cho cuộc sống của người dân, đó là mật độ xe cộ dày đặc thường gây tắc nghẽn trên đường cao tốc. Dù là đi làm hay đi du lịch, tâm trạng của mọi người thường bị ảnh hưởng bởi tình trạng tắc đường.
Tuy nhiên, đường cao tốc mà tôi đề cập dưới đây không chỉ không bao giờ tắc đường mà hầu như không có xe cộ qua lại. Nó được mệnh danh là đường cao tốc “hoang vắng” nhất Trung Quốc với tổng chiều dài 2.540 km.
Đó là đường cao tốc Jingxin G7 của Trung Quốc! Sau khi nhìn thấy con đường cao tốc này, mọi người đều nói rằng nó là con đường cao tốc "yên tĩnh" và "hoang vắng nhất" ở Trung Quốc. Nhiều người có thể không quen với tuyến đường cao tốc này, là đường cao tốc từ Bắc Kinh đến Urumqi (thủ phủ khu tự trị Tân Cương), với tổng chiều dài 2.540 km.
Cao tốc Jingxin G7 là một phần của kế hoạch "Một Vành đai, Một con đường" của Trung Quốc. Sau 5 năm xây dựng, cao tốc này đi vào hoạt động từ cuối tháng 6/2017. Đây là cao tốc xuyên sa mạc dài nhất thế giới.
Việc xây dựng được cao tốc này rất khó khăn, tổng kinh phí lên tới 37 tỷ nhân dân tệ (tương đương 129 nghìn tỷ đồng). Riêng nhân công tiền trạm xây dựng đường cao tốc này đã lên đến 30.000 người.
Đường cao tốc chạy qua sa mạc Gobi, nơi có môi trường khắc nghiệt. Nhiệt độ có thể rất cao và rất thấp. Vì vậy, yêu cầu đối với thiết bị và vật liệu xây dựng là rất cao.
Có thể nói, rất nhiều nhân lực, vật lực đã được đầu tư cho tuyến cao tốc này. Tuy nhiên, toàn tuyến cao tốc gần như không thấy bóng dáng phương tiện nào. Xung quanh chỉ thấy sa mạc trơ trọi, cằn cỗi.
Mặc dù tuyến đường cao tốc này trông rất hoang vắng và yên tĩnh, nhưng nó là một dự án mang nhiều ý nghĩa chính trị, kinh tế. Nó vẫn được mọi người khen ngợi, việc đi lại của người dân từ Tân Cương đến Bắc Kinh đã rút ngắn được hơn 1.300 km. Trên thực tế, ai cũng biết rằng có sự chênh lệch múi giờ giữa Tân Cương và Bắc Kinh hai tiếng, vì vậy một số người nói rằng lái xe trên đường cao tốc này giống như du hành xuyên thời gian và không gian, rất hiếm và rất lãng mạn.
Lý do chính khiến tuyến đường cao tốc này rất hoang vắng là do đường cao tốc đi qua vùng đất sa mạc không có người ở. Trước đây, không có con đường nào băng qua vùng đất sa mạc, vì vậy con đường này là niềm tự hào và dấu mốc trong lịch sử đường cao tốc của Trung Quốc.
- Những sự thật về môn địa lý mà bạn có thể không được học ở trường
- Ngắm hình ảnh kỳ thú khi máy bay "xuyên qua" siêu trăng từ Hà Nội
- Đội quân robot biến hình giúp làm sạch răng