Kỹ thuật mới phát hiện dấu vân tay

Bình quân chỉ có 10% dấu vân tay được tìm thấy tại hiện trường vụ án là có đủ chất lượng để cơ quan điều tra sử dụng. Một nhóm các nhà khoa học đang nghiên cứu để tăng tỷ lệ này bằng cách dùng một tấm phim polymer có thể thay đổi màu sắc.

Những dấu tay thường khó được phát hiện bằng mắt thường và do đó ít có khả năng bị thủ phạm cố tình xóa đi. Tuy nhiên, vấn đề là chúng được tạo nên chỉ do một lượng nhỏ mồ hôi hoặc dầu trên da phụ thuộc vào tuổi tác, sự tiếp xúc với môi trường. Do đó, bột in dấu vân tay thường dùng để đánh dấu không đưa lại những hình ảnh rõ ràng.


Kỹ thuật mới phát hiện dấu vân tay

Các nhà khoa học của Trường đại học Leicester (Anh), Học viện Laue-Langevin (Pháp), Hội đồng thiết bị khoa học và công nghệ ISIS đã áp dụng một phương pháp khác. Công nghệ này được thiết kế để phát hiện dấu vân tay tiềm ẩn trên các vật bằng kim loại như súng, dao hoặc vỏ đạn. Thay vì sử dụng một loại bột dính vào phần vân tay còn lại trên hiện trường, họ tạo ra một tấm phim polymer tĩnh điện không dính. Tấm phim này tạo hình trên bề mặt kim loại và đổi màu khi có một dòng điện chạy trên bề mặt đó. Vì vết tích dấu vân tay cách điện nên sẽ có một hình ảnh âm tính, trong đó khoảng giữa các lằn cách và vòng xoắn của vân tay được làm nổi bật.

Hơn nữa, polymer cũng chứa các phân tử phát huỳnh quang màu khác khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc các nguồn bức xạ điện từ khác. Do đó, bằng cách sử dụng điện và ánh sáng để tạo ra hai màu khác nhau, các nhân viên điều tra pháp y có thể tinh chỉnh hình ảnh dấu vân tay để có kết quả rõ ràng nhất.

Theo tạp chí Gizmag thì một tài liệu nghiên cứu được xuất bản gần đây trên Tạp chí Faraday Discussions cũng công bố kỹ thuật tương tự của các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Hebrew (Israel). Theo đó dấu vết được lấy từ bề mặt giấy bằng cách dùng các phân tử vàng dính vào giấy nhưng không dính vào vân tay.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất