Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa thiên lý

Hoa thiên lý được ưa chuộng sử dụng trong chế biến các món canh, món xào rất ngon ngọt và thanh mát. Thiên lý là một loại dây cho ra những chùm hoa có mùi thơm, vị dễ ăn và còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng từ các loại vitamin, sắt và nhiều loại khoáng chất khác rất tốt cho sức khỏe.

Một số điều cần biết khi trồng hoa thiên lý

Cây thiên lý khá dễ trồng, chỉ cần trồng 1 lần thì có thể thu hoạch được nhiều vụ trong nhiều năm liên tiếp. Mọi người có thể trồng hoa thiên lý ở ruộng hoặc nếu trồng tại nhà thì cũng có thể sử dụng các loại thùng xốp hay xô chậu có kích thước rộng ít nhất 30cm và có độ sâu 60cm để trồng dây thiên lý.

Thiên lý là loại cây thân dây ưa sáng, ưa ẩm và cần được tưới nhiều nước nhưng lại chịu rét kém và không chịu được ngập úng vào điều kiện mưa nhiều. Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây thiên lý là vào vụ mùa xuân. Nhiệt độ tốt nhất là khoảng 20 - 35°C.


Trồng dây thiên lý phải ở nơi thoáng gió, có nhiều ánh sáng.

Trồng dây thiên lý bằng việc giâm cành, thế nên cần phải chuẩn bị những nhánh dây thiên lý không quá già hay quá non để làm hom trồng.

Địa điểm trồng dây thiên lý phải ở nơi thoáng gió, có nhiều ánh sáng và không gian thoáng để khi dây phát triển thì có thể làm giàn cho cây leo bò. Có thể chọn những nơi gần hàng rào hoặc bờ tường để trồng cây thiên lý.

Hoa thiên lý phù hợp trồng trên các loại đất thịt pha cát, loại đất có độ tơi xốp, khả năng hút ẩm cao, tuy nhiên phải chú ý không để đất bị ngập nước sẽ khiến dây thiên lý bị thối rễ.

Thời vụ trồng

Có thể ươm trồng quanh năm nhưng tốt nhất là ươm cây vào tiết Đông chí (đúng lúc cắt tỉa dây nhỏ, diệt khuẩn cho cây được 2 năm trở lên).

Giống và cách ươm cây

Chọn dây Thiên lý già, (da màu xám có vân nhăn nheo) không có bệnh, đường kính tối thiểu 6 – 7mm, nếu được 10mm là tốt nhất. Có thể cắt đoạn ngắn (hom) dài khoảng 30cm để ươm bầu hoặc cắt đoạn dài 80 – 100cm để khoanh tròn ươm trong chậu hoặc trồng ngay lên hố đã chuẩn bị sẵn. Sau khi cắt cần chấm tro (hoặc tàn hương) để chống chảy nhựa, mất nước và sát khuẩn rồi mới ươm trồng; để đầu thò lên mặt đất 10cm. Tưới đủ ẩm, chống rét cho cây qua 2 tiết: Tiểu hàn và Đại hàn. Che đậy để tránh người và súc vật va chạm vào. Cắm que cho cây leo, chỉ để 2 mầm thành dây leo lên giàn.

Trồng ngoài đồng, bãi

Chọn đất pha cát, nơi dễ tưới, tiêu nước. Xung quanh không có cây to, núi cao che khuất. Lên luống cao 40cm, mặt rộng 40cm. Cách 3 mét bổ 1 hốc 20 x 30cm; cho phân chuồng hoai mục lót dưới. Khi cây ươm đã leo cao khoảng 50 - 60cm đem ra trồng. Mỗi gốc Thiên lý cần có diện tích giàn khoảng 10 - 12m2 (giàn hơi nghiêng kiểu nhà 2 mái, trục nóc Bắc Nam).


Nếu trồng thiên lý ở ngoài đồng, ngoài bãi thì nên chọn đất pha cát, nơi dễ tưới, tiêu nước.

Trồng trong gia đình

Chăm sóc: Đảm bảo đủ ẩm, úng phải tiêu nước ngay. Khi dây leo cao được 2m, bộ rễ đã phát triển mới bón thúc bằng nước giải pha loãng 1/20, tưới cách gốc 60cm. Khi cây nằm trên giàn 50cm mới cho phát triển nhánh, chủ động dẫn nhánh tỏa kín giàn. Tránh để các nhánh quấn quýt vào nhau. Thường xuyên tỉa lá già, ủ rồi bón lại cho cây. Từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm cắt hết dây nhỏ và lá vào tiết Đông chí để diệt mầm bệnh và chống rét.

Sâu bệnh hại và cách diệt trừ

Rệp là nguy hiểm nhất. Nếu không tiêu diệt kịp thời, không bao giờ được ăn hoa Thiên lý. Phải kiểm tra hàng ngày từ lúc bắt đầu có lá, giết ngay bằng tay, nếu nhiều phải dùng chổi lông (chổi cạo râu hoặc chổi quét sơn tốt) quét rệp vào tờ bìa cứng rồi đốt cháy rệp. Khi có nụ phải kiểm tra xem rệp có chui vào kẽ chùm nụ hay không, nếu có thì dùng tăm nhọn đẩy rệp ra giết.

Nấm đen (họ bạch phấn) như muội nồi nên thường gọi là muội, phát triển trên lá và dây; chỗ có nhiều lớp lá thường có nấm đen. Nó làm cho cây chảy nhựa và suy yếu (thường phát triển vào mùa hoa, từ tháng 7 trở đi), diệt bằng cách không để lá dày nhiều lớp, hái bớt lá non để ăn, lá già để làm phân. Nếu thấy muội đen, hái toàn bộ lá có muội rắc vôi bột vào đem chôn. Pha nước vôi quét vào dây có muội.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất