Lại tìm thấy một ngôi sao khác mờ đi một cách bí ẩn

Một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện một cái gì đó bí ẩn chặn ánh sáng từ ngôi sao trẻ được biết đến với tên gọi RIK-210, nằm cách khoảng 472 năm ánh sáng từ Trái Đất.

Thông thường, khi ánh sáng của một ngôi sao bị mờ dần, đó là dấu hiệu cho thấy có thứ gì đó đang quay xung quanh nó, như là một hành tinh – nhưng RIK-210 không có những thứ như vậy.

RIK-210 là một trong những ngôi sao kỳ lạ nhất mà chúng ta đã tìm thấy trong những tháng gần đây, nó dường như thuộc một hệ mờ nhạt không rõ. Vậy điều gì đã xảy ra?

Các nhà thiên văn thường xuyên theo dõi ánh sáng đến từ những vì sao xa xôi với hy vọng sẽ phát hiện được các hành tinh mới quay quanh chúng. Kiểu săn tìm hành tinh này được gọi là phương pháp chuyển động sượt qua, bởi vì sự mờ đi của ngôi sao có thể cho thấy một thứ gì đó vượt qua phía trước của ngôi sao, làm ngăn chặn ánh sáng từ nó đến Trái Đất.

Phần lớn, các nhà nghiên cứu có thể tìm ra được thứ gì đã làm giảm độ sáng qua những quan sát lâu dài, và kết quả thường được đưa ra khá đơn giản, chẳng hạn như một hành tinh hay một ngôi sao khác, nhưng thỉnh thoảng cũng là một thiên thể kì lạ hơn.

Ví dụ vào năm 2015, các nhà thiên văn đã ghi nhận được sự mờ nhạt kì lạ của KIC 8462852, được biết đến với tên Ngôi sao Tabby, đã đặt ra rất nhiều giả thuyết vì vẫn chưa ai giải thích được về nó. Trong đó có một ý tưởng xa vời cho rằng nó có thể được quay quanh bởi một cấu trúc ngoài hành tinh siêu khổng lồ.

Sự mờ nhạt trong phát hiện mới này có nhiều điều bí ẩn hơn, với ít sự suy đoán về người ngoài hành tinh hơn.

Sự mờ nhạt lần đầu được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu tại sứ mệnh Kepler của NASA, sứ mệnh này sử dụng Đài quan sát không gian Kepler để săn tìm những ngoại hành tinh bằng cách theo dõi ánh sáng từ những vì sao xa xôi. Những dữ liệu quan sát sau đó được đưa cho nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích, nhóm được dẫn đầu bởi Trevor David từ Viện Công nghệ California (Caltech).


Ánh sáng của một ngôi sao sẽ giảm dần khi một hành tinh chuyển động vượt qua phía trước nó. (Ảnh: NASA).

Theo báo cáo của họ, ánh sáng của RIK-210 bị mờ đi 15% mỗi 5,67 ngày trên Trái Đất, tức là chỉ một chu kỳ ngắn. Ngoài ra, khoảng thời gian này cũng bằng với thời gian tự quay của ngôi sao, nghĩa là sự thay đổi độ sáng trùng với một vòng tự quay quanh trục của nó.

Nhóm nghiên cứu đã cố gắng tìm một lý do cho điều này. Giả thuyết đầu tiên họ đưa ra là sự tồn tại của một ngôi sau lùn màu nâu, nhưng sau đó đã bị loại bỏ bởi sau khi quan sát lâu thì hình ảnh thu được không có dấu hiệu gì về nó.

"Hình ảnh không gian có độ phân giải cao cho thấy đó là ngôi sao đơn, kết quả đo vận tốc xuyên tâm cho thấy sự mờ đi không thể được tạo ra bởi một ngôi sao lùn nâu đồng hành", nhóm cho biết trong bài nghiên cứu của họ.

Phân tích sâu hơn cho thấy sự mờ đi không thể xảy ra chỉ với một thiên thể duy nhất, điều này cũng loại bỏ khả năng cho rằng có một hành tinh. Họ khẳng định ngôi sao này, có tuổi đời khoảng 5 đến 10 triệu năm, không có một đĩa tiền hành tinh, một vòng bụi thường được tạo ra xung quanh những ngôi sao trẻ.

"Sự che mờ ánh sáng gây ra bởi một đĩa tiền hành tinh là điều không có cơ sở khi ngôi sao này không bồi tụ một cách tích cực và quan sát qua ánh sáng hồng ngoại cũng cho thấy nó dư thừa khi liên kết với đĩa bên trong".

Vậy, có những giả thuyết nào còn lại? Một nhóm nghiên cứu cho rằng nguyên nhân rất có thể là một đám mây bên trong từ quyển của ngôi sao, các khu vực xung quanh ngôi sao chứa đầy các hạt điện tích được điều khiển bởi từ trường của ngôi sao.

Giả thuyết này dù vẫn chưa được xác minh, nhưng có ý nghĩa nhất vì một đám mây tự nhiên sẽ có quỹ đạo quay quanh ngôi sao và đi cùng với tốc độ quay của ngôi sao.

Để trả lời câu hỏi này một cách đầy đủ, nhóm nghiên cứu cho biết họ sẽ cần phải theo dõi ngôi sao này trong một thời gian dài.

"Thiết bị theo dõi quang trắc qua nhiều bước sóng có thể được sử dụng để kiểm tra độ sâu của nó vì độ sâu có thể nhận thấy qua các bước sóng khác nhau. Sự quá cảnh của một thiên thể sẽ không có màu, trong khi sự giảm độ sáng bởi những đám bụi sẽ ít nổi bật hơn ở những bước sóng đỏ hơn", nhóm viết về kế hoạch trong tương lai của họ.

"Cuối cùng, quan sát quang phổ trong lúc ngôi sao bị mờ đi có thể kiểm tra được xem có sự hấp thụ ánh sáng bởi một đám mây khí chuyển động vượt qua ngôi sao hay không".

Sau khi họ phân tích các ngôi sao sâu hơn nữa, chúng ta hy vọng sẽ có được một hiểu biết tốt hơn về những gì đang làm mờ nhạt trước khi chúng ta có được bí ẩn về siêu cấu trúc ngoài hành tinh trong tầm tay.

Hiện tại, nghiên cứu của nhóm đang chờ đợi công bố sau quá trình xem xét của tạp chí. Thế nên chúng ta phải chờ đợi nếu kết quả của họ được xác nhận độc lập trước khi kết luận được rút ra.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất