Lần đầu phát hiện sự sống ở đáy sâu vỏ Trái Đất


Các nhà khoa học đã tiến hành khoan thăm dò tại khu vực đáy biển giữa Đại Tây Dương nơi có hoạt động cấu tạo địa chất rất tích cực. Độ dày lớp bazan tại khu vực này chỉ khoảng 70m.

Các nhà khoa học đã tới lớp gabbro của vỏ Trái Đất ở độ sâu hơn 1.300m. Nhiệt độ ở khu vực lớp gabbro của vỏ Trái Đất vượt xa so với điểm sôi mực nước biển.

Kết quả khoan thăm dò khiến các nhà khoa học hết sức ngạc nhiên bởi vì tại khu vực lớp gabbro của vỏ Trái Đất tồn tại lượng lớn sự sống chủ yếu là các quần thể vi khuẩn dùng Hydrocacbon làm thức ăn.

Phát hiện này cho thấy vi khuẩn có thể không tiến hóa tại lớp gabbro của vỏ Trái Đất mà di chuyển từ địa tầng trên xuống địa tầng dưới.

Việc phát hiện quần thể vi khuẩn dùng Hydrocacbon làm thức ăn tai khu vực tầng sâu vỏ Trái Đất cho thấy sự sống đã dần dần hình thành tại khu vực đáy sâu của vỏ Trái Đất. Được biết giới khoa học cũng đã phát hiện quá trình hình thành cấu tạo dầu khí và khí đốt trong vỏ Trái Đất.

Điều này cho thấy sự sống có thể đã xâm nhập và sinh sôi nảy nở tại khu vực đáy sâu của Trái Đất.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất