Lần đầu tiên phát hiện nước bên ngoài hệ Mặt Trời

Hơi nước và những đám mây là dạng vật chất khá phổ biến trong một ngôi sao bên ngoài hệ Mặt Trời. Đây là một phát hiện quan trọng đối với giới thiên văn.

WISE 0855 là ngôi sao lùn nâu mà các nhà thiên văn phát hiện vào năm 2014. Cách trái đất 7,2 năm ánh sáng, nó là thiên thể lạnh nhất bên ngoài Thái Dương Hệ mà con người từng biết, Daily Mail đưa tin.

Tuy nhiên, WISE 0855 lại phát ra ánh sáng yếu. Nó mờ nhạt gấp ít nhất 5 lần so với mọi thiên thể trong vũ trụ mà kính thiên văn trên mặt đất có thể quan sát.


Hình minh họa ngôi sao lùn nâu WISE 0855, nơi có khả năng tạo ra những đám mây nước bên ngoài Thái Dương Hệ. Hình dạng của nó tương đối giống sao Mộc. (Ảnh: AURA).

Vì kính thiên văn quang học bình thường không thể thấy WISE 0855 nên các nhà thiên văn của Đại học California tại thành phố Santa Cruz, bang California, Mỹ sử dụng kính thiên văn hồng ngoại Gemini North ở quần đảo Hawaii và máy ghi quang phổ cận hồng ngoại để quan sát nó. Nhờ đó họ có thể nghiên cứu chi tiết về cấu tạo và thành phần hóa chất của ngôi sao.

Nhóm chuyên gia phát hiện nhiều bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của những đám mây chứa nước hoặc băng trên WISE 0855. Đây là lần đầu tiên con người thấy những đám mây nước bên ngoài Thái Dương Hệ.

"Chúng tôi từng hy vọng rằng nhóm sẽ tìm ra một thiên thể đủ lạnh để mây nước có thể hình thành và WISE 0855 cung cấp chứng cứ đáng tin cậy nhất", Andrew Skemer, một giáo sư thiên văn và vật lý thiên văn của Đại học California, bình luận.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy WISE 0855 có cấu tạo khá giống sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời, nhưng khối lượng lớn gấp 5 lần. Nhiệt độ bề mặt của nó vào khoảng âm 23 độ C, tương đương nhiệt độ bề mặt sao Mộc.

"Hơi nước và mây khá phổ biến trong bầu khí quyển của WISE 0855. Hình dạng của nó rất giống Mộc Tinh", giáo sư Skemer mô tả.

  • Lần đầu tiên phát hiện mây nước ngoài Hệ Mặt trời

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất