"Lịch sử rung chuyển" vì 150 vật lạ của vượn người 1,4 triệu tuổi

Trong quá trình khai quật di chỉ của một loài vượn người ở Trung Đông, các nhà khoa học đã hoang mang vì những vật lạ bằng đá vôi, hình cầu.

Chủ chân của các vật lạ được cho là người Homo erectus - tức "người đứng thẳng" - tuy cùng thuộc chi Homo (Người) với "người tinh khôn" Homo sapiens chúng ta, nhưng vẫn còn mang dáng dấp rất giống loài vượn tổ tiên.


Ba trong số các vật lạ được khai quật tại di chỉ 1,4 triệu tuổi ở Israel - (Ảnh: Royal Society Open).

Họ được mô tả với khuôn mặt giống vượn nhưng tư thế đi, đứng giống người, và có thể là loài đầu tiên trong lịch sử nhân loại biết chế tạo công cụ lao động.

Nhưng 150 vật lạ trong một di chỉ mang tên Ubeidiya ở miền Bắc Israel thực sự gây sốc: "Chúng đang được cố ý tạo hình thành những quả cầu tròn hoàn hảo. Đó là một điều gần như vô lý với niên đại 1,4 triệu năm tuổi".


Homo erectus - (Ảnh: Viện Smithsonian).

Đó là giai đoạn mà bấy lâu nhân loại vẫn cho rằng các công cụ chỉ dừng lại ở mức cực kỳ sơ khai, còn rất lâu trước khi các loài người phát triển bộ não đến mức tạo ra một thứ gì đó như tác phẩm nghệ thuật hoặc một vật thể mang tính chất hình học vì mục đích riêng.

Theo tiến sĩ Antonie Muller từ Đại học Hebrew Jerusalem (Israel), nhóm nghiên cứu nghĩ rằng đó chưa thể là tác phẩm nghệ thuật, mà có lẽ được tạo ra bởi những viên đá tròn này có công năng gì đó tốt hơn những viên hơi tròn trong tự nhiên.

Có khả năng chúng là một loại búa dùng để đập những viên đá lớn. Nhưng tất cả vẫn chỉ là giả thuyết.

Tuy vậy chắc chắn các ví dụ lâu đời về việc chế tác đồ vật có dạng hình học đối xứng này cho thấy loài vượn người - hoặc có thể coi như người rất sơ khai - sống ở đây đã có bước tiến hóa vượt bậc về mặt kỹ năng, sớm hơn những gì giới khoa học từng nhận định

Các nhà khảo cổ cũng thận trọng cho rằng đây chưa phải bằng chứng cho thấy các loài vượn người sơ khai nơi đây đã cố tình chế tác chúng với dụng ý thật rõ ràng. Cũng có khả năng họ thử làm nhiều đó, nhưng chính họ chưa thực sự rõ về mục đích.

Phát hiện mới vừa được công bố trên tạp chí Royal Society Open, để lại nhiều câu hỏi.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất