Liệu có phải biến đổi khí hậu đã dẫn tới SARS-CoV-2?

Các nhà khoa học tại Đại học Cambridge (Anh) đã phát hiện ra mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu ở miền nam Trung Quốc và sự xuất hiện của SARS-CoV-2.


Con dơi. (Nguồn: Sputnik).

Biến đổi khí hậu đã làm thay đổi môi trường sống tự nhiên của nhiều loài sinh vật.

"Nghiên cứu đã xác định những thay đổi lớn về kiểu thảm thực vật ở tỉnh Vân Nam, miền nam Trung Quốc và các vùng lân cận của Myanmar và Lào trong thế kỷ qua. Biến đổi khí hậu, bao gồm tăng nhiệt độ, ánh sáng mặt trời và carbon dioxide trong khí quyển, đã thay đổi môi trường sống tự nhiên từ cây bụi nhiệt đới sang thảo nguyên nhiệt đới và các khu rừng rụng lá. Điều này đã tạo ra môi trường sống thích hợp cho nhiều loài dơi chủ yếu sống trong rừng", thông cáo cho biết.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng 40 loài dơi khác nhau đã di chuyển đến tỉnh Vân Nam trong thế kỷ trước, cùng với khoảng một trăm loài virus coronado chúng mang theo. Dơi di cư đã dẫn đến những tương tác mới giữa động vật và virus, kết quả là nhiều virus có hại đã được lây truyền hoặc tiến hóa.

"Sự gia tăng số lượng các loài dơi trong khu vực do biến đổi khí hậu có thể làm tăng khả năng có một loại virus corona gây hại ở đó", thông cáo cho biết.

Hầu hết các virus corona do dơi mang theo không thể truyền sang người, nhưng một số có thể gây chết người, như hội chứng hô hấp Trung Đông và hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng SARS và SARS-CoV-2.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất