Lộ diện bài thi của một trạng nguyên khiến cả thế giới "thất kinh" vì bút tích như bản in từ sách hiện đại

Chữ Hán được coi là loại chữ tượng hình viết khó nhất thế giới. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, chữ Hán cũng phát triển từ Hán cổ đển chữ viết phổ thông hiện đại với các nét giản hóa hơn rất nhiều. Tuy nhiên, thử hỏi cho tới ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và máy móc, liệu còn ai viết hay ghi chép các tài liệu bằng chữ viết tay.

Về cơ bản, ngày nay đa số đều sử dụng bàn phím để gõ chữ Hán. Đó là một bước tiến vượt bậc của công nghệ số. Tuy nhiên, ở vào thời cổ đại, người dân không có lựa chọn nào khác ngoài bút lông và nghiên mực. Thậm chí vào thời đại đó, chữ viết càng đẹp càng được ca ngợi tôn vinh. Vậy thời cổ đại, chữ Hán viết tay như thế nào mới là đẹp?

Cùng nhau "rửa mắt" với những trang bài thi của một vị trạng nguyên thời nhà Minh cách đây hơn 400 năm. Bài viết của ông sau khi xuất hiện đã được cư dân mạng tôn vinh là "hoạt tự ấn loát thể" – chữ viết sinh động đẹp như một bản in, tuyệt đối đạt đến trình độ của một nhà thư pháp.


Bài viết này hơn 2000 chữ mà không hề có một nét tẩy xóa hay viết sai chữ.

Điều đầu tiên đập vào mắt khán giả từ trang thi này là dòng chữ màu đỏ bên trái "Đệ nhất giáp đệ nhất danh" – đây là dòng chữ do hoàng đế Vạn Lịch dùng bút chu sa đề, bên trái dòng chữ này là toàn bộ bút tích của vị trạng nguyên. Điều đáng kinh ngạc là bài viết này hơn 2000 chữ mà không hề có một nét tẩy xóa hay viết sai chữ, các dòng chữ ngay ngắn thắng thớm, không khác gì một bản ký tự in. Thậm chí khán giả còn phấn khích cho rằng bài viết này xuất sắc tới mức "biến thái".

Có thể mọi người sẽ nói, một bài thi viết mà không mắc lỗi chính tả, cũng không có chỗ sửa sai thì có gì đáng nói? Vậy thì bạn đã coi thường trang giấy này rồi. Trước hết hãy tìm hiểu nội dung của đề thi thời nhà Minh.


Việc thi thố khoa cử ở thời cổ đại cũng có hạn chế thời gian, đợi bạn thẩm xong cái đề bài, suy nghĩ xong làm thế nào, thì cũng đã không có thời gian mà viết nháp. Bởi vậy việc xuất hiện lỗi chính tả, tẩy xóa, sửa chữa trong bài thi là một chuyện rất bình thường. Nhưng bài thi viết của vị trạng nguyên này lại không mắc lỗi chính tả, cũng không có chỗ sửa sai.

"Bát cổ văn" ra đời vào thời nhà Minh, còn được gọi là "chế nghĩa, chế nghệ, thời văn, bát tỉ văn", "bát" ở đây có nghĩa là bài văn phải có 8 phần, đó là: phá đề, thừa đề, khởi giảng, nhập đề, khởi cổ, trung cổ, hậu cổ, thúc cổ. Tiêu đề của bát cổ văn đều được chọn lọc từ "Tứ thư và ngũ kinh", hơn nữa bốn phần sau bắt buộc phải có hai vế đối ngẫu, toàn văn phải mô phỏng khẩu khí của Khổng Tử và Mạnh Tử, đồng thời trong bài văn không được xuất hiện những điển cố phong hoa tuyết nguyệt, nếu không đó là báng bổ thánh nhân.

Để đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên đã là rất khó, nếu phải dựa trên cơ sở này phát biểu quan điểm cá nhân và lập luận theo chủ đề thì càng khó hơn. Hơn nữa, việc thi thố khoa cử ở thời cổ đại cũng có hạn chế thời gian, đợi bạn thẩm xong cái đề bài, suy nghĩ xong làm thế nào, thì cũng đã không có thời gian mà viết nháp. Bởi vậy việc xuất hiện lỗi chính tả, tẩy xóa, sửa chữa trong bài thi là một chuyện rất bình thường.

Vậy mà bài thi này với chính xác là 2460 chữ mà không có một lỗi chính tả hay tẩy xóa, sửa chữa nào, liệu có thể nói là "đơn giản" không? Bài thi này bao gồm 19 trang giấy gấp, tổng chiều dài 268 cm, rộng là 47,6 cm và chiều rộng mỗi trang gấp 14,1 cm, tổng cộng 2460 chữ. Mỗi nét chữ có kích thước gần 1 cm vuông được viết nắn nót nhỏ gọn. Toàn văn khởi đầu viết về "Cải thiện sử trị" "Hưng bang trị quốc", sau đó chuyển dần sang thể hiện chủ trương của bản thân: "Muốn làm tốt thì trước hết bản thân phải học được đạo lý làm người" và "thực chính kế cử", mang ý nghĩa thực thi vô cùng cao. Thêm vào đó, nét chữ của tác giả quá đẹp, thật khiến người xem cảm thấy vô cùng dễ chịu khi thẩm bài.

Vì vậy, ngay khi Minh Thần Tông Chu Dực Quân đọc xong trang giấy thi này, ông đã vui mừng khôn xiết và dùng bút mực đỏ đề 6 chữ "Đệ nhất giáp đệ nhất danh", đồng thời tuyên bố "đệ nhất đẳng cấp nhất", đồng thời tuyên bố Triệu Bỉnh Trung là trạng nguyên của khoa thi năm đó.


Hiện tại, bài văn viết của trạng nguyên Triệu Bỉnh Trung được lưu giữ tại Bảo tàng Thanh Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là trạng nguyên Triệu Bỉnh Trung khi đó mới chỉ 25 tuổi, quả thực là một thiên tài! Chẳng bao lâu, ông trở thành lễ bộ thị lang, rồi sau đó lên Lễ bộ thượng thư (nhất phẩm đại quan). Nhưng đáng tiếc rằng, Triệu Bỉnh Trung vốn là một người ngay thẳng cương trực, làm mất lòng nhiều người có quyền, cuối cùng lại bị cho thoái chức trở về quê.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất