Lỗ thủng Mặt trăng là của người ngoài hành tinh?

Tàu thăm dò Mặt trăng Reconnaissance Orbiter đã chụp đươc những hình ảnh chi tiết nhất về hai lỗ thủng khổng lồ trên bề mặt của Mặt trăng. Các lỗ này bề ngoài trông giống như hai chiếc hang kỳ bí đối với các nhà khoa học.

Họ cho rằng hai lỗ thủng đó hình thành do sự phá huỷ của các “ống” dung nham ngầm. Tác động cơ học như sự va chạm của các thiên thạch đã phá vỡ lớp bên trên, tạo điều kiện để lớp đất đá bị xói mòn, ngày càng “ăn” sâu vào bên trong. Về bản chất, đây là một loại hang động độc đáo, trần hang bị sụp đổ mở ra cho các nhà nghiên cứu khả năng thâm nhập vào các lớp đất đá sâu hơn.


Lỗ thủng có tên Hills Marius (giữa ảnh) trên bề mặt Mặt trăng.

Một trong hai lỗ thủng này có tên là Hills Marius, trước đây đã được tàu thăm dò của Nhật SELENE/Kaguya phát hiện. Nó có đường kính khoảng 65 mét, và độ sâu ước tính từ 80 đến 88 mét. Kích thước ấy đủ lớn để che giấu một tòa nhà lớn, chẳng hạn như Nhà trắng của Mỹ.

Lỗ thủng thứ hai gọi là Mare Ingenii to gần gấp đôi kích thước của Marius Hills. Điều đáng ngạc nhiên là nó nằm trong một khu vực, nơi có dấu hiệu các hoạt động của núi lửa.

Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Carnegie Mellon, hai địa điểm đó trên Mặt trăng đóng vai trò quan trọng trong việc chinh phục vũ trụ. Chúng có thể dùng làm nơi ở của các đội thám hiểm từ Trái đất và thử nghiệm các phương pháp để tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa

Để có được những hình ảnh chi tiết bên trong các lỗ này vẫn là điều khó khăn, mặc dù có những tiến bộ lớn trong lĩnh vực quang học. Cần phải dùng đền thiết bị LRO đã từng “bắt” được gốc tới của tia nắng mặt trời để quan sát đáy của lỗ.

Các nhà khoa học hiện rất quan tâm đến việc mô hình hoá sự hình thành của các núi lửa trên Mặt trăng. Theo tính toán, độ chính xác của của việc mô hình hoá đã đạt đến 92%, cao hơn rất nhiều so với kết quả đã thu được từ các thí nghiệm của các con tàu vũ trụ.

Như vậy, phương pháp nghiên cứu những lỗ thủng tối om do Trường Đại học Carnegie Mellon đề xuất đã cho phép nhận biết được sự hình thành của chúng nhiều hơn so với những quan sát thông thường từ quỹ đạo.

Tất cả các dữ liệu về các lỗ thủng trên Mặt trăng có thể được sử dụng để thiết kế các căn cứ trên hành tinh này để khai thác tài nguyên cũng như tìm ra những công nghệ thăm dò sao Hỏa. Rất có thể, những lỗ thủng ấy che giấu sự sống trên sao Hỏa. Những giả thuyết táo bạo hơn còn cho rằng đây là nơi người ngoài hành tinh từ thời xa xưa nào đó đã từng trú ngụ.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất