Loài người phải thích nghi nếu muốn tồn tại

Loài người buộc phải thích nghi với những môi trường khác nhau, hoặc sẽ phải đối mặt với nguy cơ tuyệt diệt.

Chúng ta biết rằng động vật phải tự thích nghi bằng con đường tiến hóa, để có thể tồn tại được trong những môi trường khắc nghiệt. Ví dụ như loài gấu trắng Bắc cực, chúng đã được thích nghi với việc chống lại nhiệt độ cực kỳ thấp và tình trạng thiếu thức ăn trong suốt mùa đông. Bàn chân của những con lạc đà thì đặc biệt thích nghi với sa mạc bằng cách cho phép nó đi trên cát mà không bị lún xuống, và có thể đi trong một hành trình dài mà không cần uống nước, đó là một ví dụ khác.

Loài người cũng phải thích nghi qua nhiều thế hệ và nhờ thế, con người cũng có thể sống ở những môi trường không chút thân thiện. Chúng ta không thường xuyên nhận thấy những sự thay đổi đó, nhưng những người Anh-điêng ở vùng Nam Mỹ là những ví dụ hoàn hảo đáng kinh ngạc của sự thích nghi thể hiện trên thân thể của họ.


Con người nơi đây sống ở độ cao đặc biệt so với mặt biển, nơi nhiệt độ thấp hơn và ít ôxy hơn trong không khí loãng, phải thích nghi với môi trường của họ theo cách thực sự ngoạn mục.


Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng cơ thể họ sản xuất ra nhiều hồng cầu hơn, và những tế bào này chứa nhiều huyết sắc tố (Hb) – yếu tố căn bản mang ôxy và cho phép nó được hấp thu vào dòng máu - hơn.


Phần lớn cư dân ở vùng núi non khắc nghiệt này đã phát triển các chức năng cơ thể khác, cho phép họ có thể sống trong điều kiện nhiệt độ thấp và chế ngự được không khí chỉ có một lượng ôxy ít ỏi.

Nhiều người Anh-điêng Quechua sống ở vùng núi Andes, Nam Mỹ, ở độ cao hơn 3650 mét so với mặt biển. Họ có xu hướng trở nên lùn bé, cô lại trong vóc người để giảm đến mức tối thiểu sự mất hơi ấm. Tim và phổi của họ to hơn và nặng hơn bình thường và vì vậy họ có thể mang và lưu thông nhiều máu hơn 20% so với những người bình thường khác.

Chân tay họ cũng có nhiều mạch máu hơn, giúp cho máu lưu thông nhanh hơn nên những người Anh-điêng này có thể đi được trên băng hay trong tuyết mà không bị tê cóng hay phát cước.

Vấn đề đặt ra là loài người đã sử dụng những dạng thích nghi nào tại một vài nơi trên thế giới? Liệu họ có học cách sống với ít thức ăn hơn và đơn giản hơn?


Ở vùng thường xuyên ẩm ướt, có thể bàn chân của họ sẽ có màng giữa các ngón , vì thế, họ có thể đi lại dễ dàng hơn, hoặc như những người Anh-điêng Quechua, có phổi và tim to hơn để đương đầu với tình trạng ít ôxy do ô nhiễm không khí.


Chúng ta cần thích nghi nếu chúng ta muốn được tồn tại như một loài đầy bản lĩnh, mà không phải rơi vào nguy cơ tuyệt chủng như những loài động vật khác. 

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất