Loài nhện mới được đặt tên theo nhện Aragog trong Harry Potter

Một loài mới thuộc họ nhện sói đã được đặt tên theo Aragog, con nhện khổng lồ, có tri giác trong câu chuyện phù thuỷ và phép thuật Harry Potter.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tehran đã phát hiện ra con nhện này trong một cuộc tìm kiếm những loài bướm ở vùng núi đông nam Iran. Sau một quá trình xem xét và cân nhắc, nhóm nghiên cứu đã xác nhận rằng con nhện này thật ra là một loài chưa được biết đến thuộc họ nhện sói với tên phân loại khoa học là Lycosidae.


Chân dung loài nhện mới phát hiện tại vùng đông nam Iran, được đặt tên là Lycosa Aragogi.

Họ cũng đã nhận ra những nét tương đồng về mặt cấu tạo giữa con nhện được đặt tên Lycosa aragoginhân vật Aragog, người bạn nhện thân thích của Giáo sư Hagrid trong bộ tiểu thuyết thứ hai “Harry Potter và phòng chứa bí mật".

Loài nện này có chiều dài khoảng 3cm và chiều ngang khoảng 5cm - nhỏ hơn nhiều so với sinh vật hư cấu trong tiểu thuyết - nhưng lại có khung xương tương tự với tám con mắt và lông ở phía ngoài.

Theo Alireza Zamani, nhà nghiên cứu tại Đại học Tehran và một thành viên trong nhóm khám phá, Lycosa Aragogi có những điểm tương đồng trùng khớp với Aragog dưới hình tượng của một con nhện sói. Phiên bản phim đã xuất hiện vào năm 2002.

Sự công bố chính thức về loài nhện mới khám phá ra này đã được xuất bản trong Zootaxa, một quyển tạp chí khoa học về phân loại các loài động vật. Lycosa aragogi khác với những con nhện sói khác vì cấu trúc bộ phận sinh dục độc đáo ở những con cái. Mặc dù gia đình nhện của Lycosa là một trong những loài có sự phân bố rộng khắp, với hơn 2.400 loài, chúng dường như chẳng được biết đến tại Iran.

Brian Brown, người phụ trách khoa sâu bọ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại Los Angeles khẳng định rằng: “Có ít nhất hàng trăm, có khi là hàng nghìn loài nhện trên thế giới vẫn chưa được biết đến. Thiên nhiên vẫn là một ẩn số quá lớn với con người".

Những nhà nghiên cứu này cũng hoài nghi rằng Lycosa aragogi có thể sống ở những vùng khác của Iran và các nước láng giềng.


Dễ dàng thấy được những điểm tương đồng giữa Lycosa aragogi và loài nhện khổng lồ Aragog trong Harry Potter.

Giống với nhân vật Aragog, nhện Lycosa aragogi là một kẻ săn mồi hiếu thắng. Chúng sẽ không phun tơ tạo mạng nhện mà sẽ đi săn vào ban đêm. Chúng sẽ ăn hết tất thảy những con vật yếu thế hơn, chủ yếu là dế và các loài côn trùng nhỏ khác. Theo các nhà nghiên cứu, chúng có độc nhưng không quá độc để có thể gây hại cho con người.

Các nhà khoa học, người đã thực hiện cuộc khám phá này, đã lấy cảm hứng từ sự giống nhau y đúc giữa Lycosa aragogi và Aragog - con nhện đã cho phép nô lệ của mình tấn công Harry Potter và Ron Weasley trong Khu rừng cấm, dù họ là người bạn thân thích của Hagrid.

Zamani chia sẻ: “Những con nhện sói này sẽ luôn mang trứng vào mọi lúc và sau đó mang luôn con của mình trên lưng, có khi lên đến hàng trăm con, trong những tuần đầu tiên kể từ khi chào đời. Cá nhân tôi là một fan lớn của bộ truyện Harry Potter và các bộ phim được dựng trừ truyện. Aragog là một sinh vật huyền bí mà tôi rất thích. Tôi nghĩ đây sẽ là một ý tưởng hay ho và táo bạo khi đặt tên cho loài nhện mới này giống với tên của con nhện khổng lồ khét tiếng trong phim".

Lycosa aragogi không phải là con nhện đầu tiên được lấy cảm hứng từ Harry Potter. Vào năm ngoái, các nhà khoa học ở Ấn Độ đã đặt tên cho một loài nhện mới phát hiện là Eriovixia gryffindori, giống với hình dạng chiếc mũ phép thuật nổi tiếng của trường Hogwarts.


Loài nhện Eriovixia gryffindori giống y hệt chiếc mũ ma thuật tại trường Hogwarts.

Nếu nói rằng Harry Potter là một kiệt tác văn học với những triết lí sâu sắc thì sự khám phá ra loài nhện này hi vọng rằng Lycosa aragogi sẽ tạo ra sự thích thú với loài nhện này. Có lẽ vì thế mà Zamani đã nói rằng: “Tôi luôn đặt sự nhận thức của công chúng và giáo dục là một trong những mục tiêu quan trọng. Có lẽ việc chọn những cái tên thật thú vị để đặt tên cho những loài mới sẽ khiến chúng ta có cái nhìn tích cực hơn với loài nhện, và sẽ khiến nhiều người quan tâm hơn đến nhóm động vật đầy hấp dẫn nhưng lại vô tình bị lãng quên này".

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất