Loài rắn độc thứ 2 thế giới và "cơn ác mộng" giữa ban ngày mang tên "sát thủ của sát thủ"
Loài rắn nào có thể tiêu diệt loài rắn độc thứ 2 thế giới?
Rắn độc Mulga (Tên khoa học là Pseudechis australis) được mệnh danh là "sát thủ của sát thủ" nhờ khả năng miễn nhiễm nọc độc với các loài rắn độc khác. Chúng cũng có tập tính khá giống hổ mang chúa, đó là săn các loài rắn khác để ăn thịt.
Do đó, có thể xem loài rắn này là "hổ mang chúa" của nước Úc - xứ sở của những loài rắn độc bậc nhất thế giới. Quả thực rắn Mulga còn có tên gọi khác là rắn nâu vua.
Rắn Mulga. (Ảnh: Wiki).
Lần này con mồi mà rắn Mulga nhắm đến cho bữa ăn sáng là một kẻ săn mồi khét tiếng, đó là rắn nâu miền đông (Tên khoa học: Pseudonaja nuchalis) - loài rắn độc thứ hai thế giới sau rắn Taipan nội địa (cũng sống ở Úc).
Loài rắn này có khả năng khiến 1 người trưởng thành tử vong chỉ sau 15 phút; thậm chí, chỉ cần dính một liều lượng khoảng 1/12.000 nọc độc của chúng cũng đủ khiến một người tử vong.
Trong khi đó, rắn Mulga lại là loài rắn độc trên cạn lớn nhất ở Úc, sở hữu lượng nọc độc trong mỗi cú cắn nhiều hơn bất cứ loài rắn nào trên thế giới. Tỷ lệ tử vong nếu không được chữa trị bằng huyết thanh kháng độc là từ 40% đến 60%.
Dù không thuộc TOP 10 loài rắn độc nhất thế giới, nhưng rắn Mulga lại chính là "sát thủ của các sát thủ" và là cơn ác mộng giữa ban ngày của rắn nâu miền đông nói riêng và các loài rắn độc khác ở Úc nói chung.
- Gấu nâu tàn sát 38 con tuần lộc sau kỳ ngủ đông
- Giỡn mặt với mèo, rắn hổ mang nhận ngay một vả chết tươi
- Thả câu trong đêm, người đàn ông vật lộn kéo lên "thủy quái" thuôn dài đáng sợ này