Loài vật ăn thịt tiến hóa để tránh lẫn nhau
Làm cách nào các loài vật ăn thịt tại châu Mỹ tránh việc cạnh tranh cho bữa ăn, hoặc trở thành bữa ăn của nhau?
Câu trả lời xuất phát từ một nghiên cứu mới của hai nhà nghiên cứu thuộc Đại học California, Davis. Phân tích trên quy mô lớn của họ cho thấy các loài vật tránh nhau không phải do ngẫu nhiên, mà chiến lược lẩn tránh là một mặt thiết yếu trong quá trình tiến hóa của rất nhiều loài vật ăn thịt, tác động đến những yếu tố như một loài vật hoạt động ban đêm hoặc ban ngày, sinh sống trong rừng hoặc trên đồng cổ, trên cây hoặc dưới đất.
Châu Mỹ là quê hương của hơn 80 loài động vật ăn thịt trên cạn, bao gồm mèo, chó, gấu, chồn, gấu trúc Bắc Mỹ. Thông thường, 20 loài hoặc hơn có thể cùng sinh sống tại một khu vực.
Jennifer Hunter, người thực hiện đồ án nghiên cứu sinh thái bậc tiến sĩ, cho biết: “Ở hầu hết các nơi, những loài vật này chia sẻ con mồi – các loài động vật khác – nghĩa là bao gồm bản thân chúng”.
Hunter và đồng tác giả Tim Caro, giáo sư về đời sống hoang dã và sinh học bảo tồn, đã xây dựng hệ thống bản đồ điện tử ranh giới được biết đến của các loài động vật ăn thịt châu Mỹ. Giả định rằng ở bất cứ nới nào ranh giới này chồng lên nhau, sự cạnh tranh và săn bắt lẫn nhau giữa các loài vật ăn thịt là có thể xảy ra, hai nhà nghiên cứu so sánh những đặc điểm về tập tính, kích thước cơ thể và màu sắc của những loài vật này. Qua việc phân tích một lượng thông tin lớn, họ đã có thể đưa ra những chiến lược cơ bản của từng loài.
Ví dụ, bản đồ của họ cho thấy gấu và chó chia sẽ lãnh thổ với số lượng kẻ cạnh tranh lớn nhất. Hầu hết những loài này là động vật ăn tạp, vì vậy giúp giảm sự cạnh tranh đối với thịt.
Họ chồn, mặc dù nhỏ, những lại có nguy cơ trở thành mồi thấp nhất, vì hầu hết sống trên cây.
Một trong những phát hiện đáng ngạc nhiên nhất, Hunter cho biết, đó là loài vật ăn thịt nhỏ nhất, chồn hôi, cùng với một số loài chồn khác, không hề có chiến lược trốn tránh. “Khi bạn nhìn vào biểu đồ sinh thái, chúng là loài vật chia sẻ nhiều không gian nhất với các loài ăn thịt”.
Làm thế nào những con vật này sống sót? Tất cả chồn hôi và một số loài chồn khác có khuôn mặt hoặc cơ thể với ranh giới giữa trắng và đen rất rõ ràng. Đối với chồn hôi, màu sắc đối lập là tín hiệu cảnh báo các loài săn mồi khác về khí độc của chúng, trong khi đối với một số loài chồn khác nó là tín hiệu của sự dữ tợn.
Nghiên cứu này cung cấp nhiều bằng chứng về quá trình tiến hóa của những tập tính nói trên, được hình thành từ thực tế đời sống hoang dã.
Nghiên cứu được công bố trên số tháng 12 tạp chí Ethology, Ecology and Evolution. Quỹ khoa học quốc gia đã tài trợ một phần cho nghiên cứu.