Lõi sắt tiết lộ bí mật của Mặt trăng

Lõi của Mặt trăng là sắt! Kết luận này do René Weber, Trung tâm các chuyến bay vũ trụ Marshall của NASA (Mỹ) và Raphael Garcia, trường Đại học Toulouse (Pháp) đưa ra sau khi xử lý các tài liệu của Chương trình Apollo cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 thế kỷ trước.

Chương trình Apollo về Mặt trăng đã đặt lên đó 4 chiếc địa chấn kế để đo những chấn động của thiên thể này cho đến năm 1977. Người ta đã thấy những va chạm địa chấn trên Mặt trăng ít hơn nhiều so với trên Trái đất. Điều này là nhờ trên bề mặt Mặt trăng có nhiều vết nứt do những sự đụng độ của nó với những thiên thể vũ trụ nhỏ.


Lõi của mặt trăng là sắt

Các nhà khoa học không chú ý lắm đến hiện tượng này. Song sau hơn 40 năm, các phương pháp phân tích địa chấn có nhiều thay đổi lớn. Lúc này người ta mới phát hiện ra rằng cũng như Trái đất, Mặt trăng có lõi kim loại nóng chảy. Đường kính của lõi ấy khoảng 330-360 km, bị bao quanh bởi một lớp vỏ cũng nóng chảy đường kính 480 km. Bên trong lõi này là một khối thép rắn, đường kính 240 km.

Nhà vũ trụ học René Weber tuyên bố: "Chúng tôi đã dùng các phương pháp địa chấn tin cậy để nghiên cứu lại các số liệu và lần đầu tiên đã thu được những dẫn chứng trực tiếp về khối lõi sắt của Mặt trăng”. Nhờ có lượng sắt lớn này, Mặt trăng có từ trường mạnh.

Theo các nhà thiên văn, Mặt trăng hình thành từ 4,5 tỷ năm về trước do sự va chạm giữa Trái đất và một thiên thể, kích thước xấp xỉ sao Hoả. Sự va chạm này làm Trái đất vỡ ra một mảnh lớn, có lớp vỏ nóng chảy sau đó chính nó biến thành Mặt trăng. Những nghiên cứu về thành phần đất đá, tiến hành tại khe nứt rất sâu ở bán đảo Kola (LB Nga) cho thấy có sự trùng hợp đến 90% với thành phần đất đá của Mặt trăng.

Năm 1959, người ta đã xác định được từ trường của Mặt trăng không đồng nhất. Những nghiên cứu của các nhà khoa học Viện công nghệ MIT đã chứng minh ở giai đoạn đầu của sự tồn tại, lõi của Mặt trăng ở thể lỏng nên từ trường của nó tương tự như từ trường của Trái đất. Ngoài ra, vì lớp vỏ của Mặt trăng cũng bị nung nóng và trong lòng Mặt trăng xảy ra sự đối lưu của các chất nên vệ tinh thiên nhiên của chúng ta có thể có những núi lửa đang hoạt động.

Vừa qua, tàu thăm dò Kagua của Nhật đã phát hiện trên bề mặt Mặt trăng, không xa bình nguyên Holma Marius, có một vùng trũng hình phễu đường kính 65 met và sâu khoảng 80 met. Điều đó có thể chứng tỏ Mặt trăng đã từng có núi lửa hoạt động.

Kết quả nghiên cứu đã được trình bày tại một cuộc hội thảo gần đây của Hội thiên văn Mỹ. Các đại biểu đều cho rằng những hiểu biết về lõi sắt của Mặt trăng sẽ giúp ta hiểu rõ hơn sự hình thành của Trái đất hình và sự tiến hoá của nó trong tương lai.

René Weber cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các dữ liệu của Chương trình Apollo để tìm hiểu kỹ hơn về lõi của Mặt trăng và đưa ra giả thuyết để giải thích những gì thu được trong các chương trình về Mặt trăng sau này”.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất