Lợn mới là loài hạnh phúc nhất?

Khảo sát của các nhà khoa học từ ĐH Pennsylvania (Mỹ) cho thấy khi được chăn nuôi đúng cách, các chú lợn tỏ ra khá hạnh phú và tích cực chứ không chỉ ù lì như số đông thường nghĩ.

Cũng giống như tổ tiên của mình, chú heo số 9 chỉ có một nhiệm vụ duy nhất, đó là ăn, ngủ và sinh con. Tuy nhiên. "Số 9" nặng gần 200kg sẽ phản ứng thế nào với một trò chơi điện tử đơn giản? Kết quả khá bất ngờ.


Kristina Howard và đàn lợn tại một trang trại ở Pennsylvania.

Thí nghiệm không hẳn là một trò chơi hoàn chỉnh hay thử trí thông minh, mà chỉ là phương pháp đánh giá sức khỏe tâm thần của gia súc. Trên màn hình là một chấm vuông màu đỏ. Mỗi khi dùng miệng chấm lên đó đã được huấn luyện, nó sẽ được thưởng một mẩu đồ ăn.

"Nó không đẹp đẽ gì, nhưng so với cả bầy thì lại rất thông minh", Kristina M.Horback, chuyên gia hành vi động vật từ ĐH Pennsylvania nhận xét.

Dưới tác động của các tổ chức quyền động vật và khách hàng các nhãn hàng đồ ăn nhanh, ngành công nghiệp chăn nuôi giờ không còn nuôi riêng từng con gia súc trong cũi mà thường nhốt chung. Qua 40 năm cải cách, có khoảng 20% các nông trại chọn cách chăn thả tự nhiên để chúng có thể đi lại và tương tác.


Chú lợn trong thí nghiệm.

Sau này, nhóm nghiên cứu đã mở rộng thí nghiệm, thêm một ô trắng không có thưởng, và còn hiển thị hiệu ứng gây khó chịu, cùng một ô màu hồng ngẫu nhiên trên màn hình. Sau khi quan sát đàn heo, Horback nhận thấy rằng những con chấm ô hồng thường "lạc quan" về cuộc sống, vì chúng hy vọng một phần thưởng sẽ xuất hiện. Những con bỏ qua ô hồng có biểu hiện lo lắng, sợ hãi và buồn chán, tương ứng với hai nhóm được chăn thả tự do và nhốt chuồng.

Tuy nhiên, mục tiêu của nghiên cứu không phải là tìm ra phương pháp nào đem lại hiệu quả chăn nuôi cao nhất, mà nhằm chứng minh lợn không chỉ có trí thông minh logic mà còn có tương tác xã hội khá cao, tương đương với cả cá heo.


Lợn và cá heo đều có bộ não phát triển để thích ứng với môi trường.

Cụ thể ở nhóm chăn thả tự do, những con lợn xếp hàng chờ tới lượt thay vì đánh nhau để giành miếng ăn khi nông dân đổ cám xuống sàn. Đôi khi chúng vẫn hằm hè nhau để giành lấy chỗ ngủ ưa thích, nhưng đã có một con với vai trò tương đương đầu đàn giải quyết vấn đề bằng ngôn ngữ cơ thể mạnh bạo để áp chế con yếu thế hơn. Đây là điều hoàn toàn không có ở heo nhốt chuồng.

Lợn và cá heo đều có bộ não phát triển để thích ứng với môi trường. Chúng nhận ra đồng loại, làm toán, thậm chí là lừa con khác chấm ô đỏ để lấy phần ăn. Các biểu hiện thể hiện sự tích cực còn được cân đo đong đếm dựa trên phản ứng với con người. Tuy nhiên về cơ bản, nhóm lợn này tỏ ra khá tích cực về tâm lý và dường như "ung dung tự tại" hơn.

Trên thực tế việc hỏi xem chúng cảm thấy hạnh phúc như thế nào là điều không tưởng, nhưng ít nhất có một thước đo đó là số lượng lợn con ra đời đánh giá sức khỏe toàn diện của gia súc, và khảo sát cho thấy những con lợn nhốt chuồng có năng suất và chất lượng sinh sản kém nhất.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất