Lột "mặt nạ" của sao chổi Don Quixote

Một thiên thể lớn gần Trái đất hơn 30 năm bị tưởng lầm là tiểu hành tinh nhưng trên thực tế nó là một sao chổi giả dạng.

Được biết đến với cái tên 3552 Don Quixote, đây là thiên thể lớn thứ ba trong nhóm các vật thể gần Trái đất (NEO), tức nhóm bao gồm hầu hết các thiên thể đá, hoặc tiểu hành tinh, quay quanh mặt trời trong vùng lân cận với Trái đất.


Quỹ đạo trên thực tế của 3552 Don Quixote - (Ảnh: NASA)

Một số lượng nhỏ, khoảng 5%, các NEO được cho là sao chổi "chết" đã mất đi toàn bộ khối lượng nước và CO2 dưới dạng băng, mang lại cái đuôi đặc trưng của nhóm này.

Tuy nhiên, 3552 Don Quixote vẫn còn đủ nước và băng, theo Space.com dẫn lời chuyên gia Joshua Emery của Đại học Tennessee (Mỹ). Trên thực tế, nó là một sao chổi "sống".

"Quỹ đạo của 3552 Don Quixote mang nó đến gần Trái đất, nhưng cũng đưa ra khỏi phạm vi của sao Mộc. Quỹ đạo lớn như vậy rất giống của một sao chổi, chứ không phải một tiểu hành tinh, với quỹ đạo có khuynh hướng hình cầu hơn", theo Giáo sư Emery.

Nhóm của chuyên gia trên đã tiến hành giám định lại hình ảnh do kính viễn vọng Spitzer của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp Don Quixote vào năm 2009, khi nó đang tiến đến vị trí gần nhất so với mặt trời, và phát hiện nó có đầu sao chổi và cái đuôi mỏng manh.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất