Lưu ý phòng và trị vết côn trùng cắn cho trẻ nhỏ

Cha mẹ không nên thoa dầu, chà chanh lên vết côn trùng cắn cho bé dù vết thương nhẹ mà cần rửa sạch vết thương, lấy ngòi độc (nếu có) và thoa thuốc có thành phần kháng viêm, giảm ngứa.

Theo chuyên gia, trẻ nhỏ có nguy cơ bị côn trùng tấn công nhiều hơn người lớn, dễ tổn thương nghiêm trọng nếu điều trị sai cách. Đặc biệt trong giai đoạn giao mùa hiện nay, côn trùng sinh sôi và phát triển mạnh. Do đó, cha mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để phòng ngừa và điều trị đúng cách cho trẻ.


Vết cắn của côn trùng thường gây ngứa, mẩn đỏ.

Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa nhi, bệnh viện Bạch Mai, cho biết trẻ nhỏ hiếu động, hay chạy nhảy, ra nhiều mồ hôi chứa acid lactic và CO2 hấp dẫn muỗi, thường chơi với vật nuôi..., nên nguy cơ bị côn trùng cắn đốt cao. Làn da của bé lại nhạy cảm, sức đề kháng yếu, dễ tổn thương bởi những biện pháp phòng và trị chưa đúng cách.

Vết cắn của côn trùng thường gây ngứa, mẩn đỏ. Tuy nhiên, nhiều mẹ cho rằng các triệu chứng này sẽ sớm chấm dứt, mà không lường đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khác như sốt xuất huyết, sốt rét, đầu nhỏ Zika... Vậy nên không ít bà mẹ vẫn chủ quan trong việc phòng ngừa côn trùng đốt cho bé.

Bác sĩ cũng lưu ý, nếu bé bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn, phụ huynh không nên thoa dầu, chà chanh... vì có thể gây kích ứng da hoặc nhiễm trùng. Thay vào đó, cần phân biệt mức độ nặng nhẹ của vết thương để xử lý phù hợp.

Nếu vết thương nhẹ, có thể lấy ngòi độc bằng dụng cụ đã khử trùng, rửa sạch vết thương và thoa thuốc có thành phần kháng viêm, giảm ngứa như hoạt chất Prednisolone Valerate Acetate. Trường hợp bé có triệu chứng nặng hơn như sốt cao, đau nhức nhiều, cần đưa bé đến cơ quan y tế để khám và điều trị kịp thời.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất