Lý giải độc đáo về sự “hiếm có” thì “khó tìm”
Các nhà khoa học đã phát hiện nguyên nhân có tính chất khoa học lý giải tại sao tìm kiếm một cây kim trong đống rơm lại khó khăn và thường dẫn đến thất bại đến vậy.
Nếu bạn là một nhân viên an ninh tại sân bay, và bạn phải kiểm tra 600 chiếc túi, 15 trong số đó chứa một vài loại vũ khí lạ, thì thường bạn không thể tìm được cả 15 chiếc túi này.
Tương ứng với số lượng đồ vật, người tìm kiếm sẽ mắc nhiều lỗi hơn nếu đối tượng mà họ tìm càng ít gặp. Theo trưởng nhóm nghiên cứu Jeremy Wolfe: “Nếu bạn không phải tìm nó thường xuyên thì thường là bạn sẽ không tìm thấy nó”.
Các nhà nghiên cứu đến từ Havard đã tìm hiểu xem tại sao điều này lại xảy ra. Họ sử dụng hai nhóm 12-13 tình nguyện viên để nghiên cứu những chiếc túi có chứa vũ khí đã được máy xác nhận.
Những giác quan thông thường có thể sẽ cho bạn biết, bởi thứ gì ít thấy mà bạn cần tìm nằm trong hộp/túi ở nơi có rất nhiều hộp/túi, não bộ của bạn sẽ lập tức quen với việc nhắc đi nhắc lại rằng “nó không ở đó”. Và như vậy bạn bắt đầu quên thứ mà bạn đang kiếm tìm.
Nghiên cứu mới cho thấy câu trả lời là: “Nó kia rồi” đến chậm hơn với những thứ đồ chỉ có rất ít.
Đây là một hoạt động thích ứng mà vào thời của tổ tiên con người, nếu bạn tìm thức ăn bạn sẽ có nhiều khả năng ở những nơi nhiều thức ăn và ít khả năng đi lạc vào khu vực có rất ít thức ăn.
Những kết luận đã được tìm ra có thể hữu ích trong việc đào tạo nhân viên an ninh tại sân bay hoặc cho các chuyên gia X quang để phát hiện ra nhiều khối ung thư hơn trên các bản phim. Theo nhóm nghiên cứu, nếu những người làm nghề này bỏ ra hai phút để thử tìm kiếm những vũ khí và khối u thông thường, họ có thể sẽ làm tốt công việc tìm kiếm những thứ hiếm gặp hơn trong 30 phút tiếp theo.