Mầm bệnh mới từ bệnh loét dạ dày heo
Các nhà khoa học đã phân lập được 1 loại vi khuẩn mới ở dạ dày heo nhờ 1 kỹ thuật tiên phong, đem lại hy vọng về những phương pháp trị liệu mới cho những ai bị loét dạ dày, theo cuộc nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 6 của tạp chí quốc tế về tiến hóa và phân loại vi sinh vật học.
Loại vi khuẩn thường gây bệnh loét dạ dày ở người được gọi là Helicobacter pylori. Cuộc nghiên cứu trên phạm vi rộng đã được thực hiện ở loại vi khuẩn này, và 2 nhà khoa học phát hiện ra nó đã được giải Nobel về sinh lý học và y học vào năm 2005.
Tuy nhiên, trong 1 tỷ lệ những sinh thiết nhỏ, đã phát hiện có 1 loại vi khuẩn tương tự mà trước giờ chưa được xác định. Từ khi vi khuẩn này được theo dõi vào năm 1990, rất nhiều bài nghiên cứu đã thất bại khi nuôi cấy chúng trong phòng thí nghiệm. Ngày nay các nhà khoa học Bỉ đã thành công.
Giáo sư tiến sĩ Freddy Haesebrouck thuộc Trường Đại học Gent ở Bỉ cho biết: “Chúng tôi đã phát triển 1 phương pháp mới để nuôi cấy loại vi khuẩn này, và hiện nay có thể nghiên cứu các đặc điểm và độc tính chính của chúng."
Các nhà khoa học phải tạo ra môi trường sống tự nhiên cho vi khuẩn này – đó là dạ dày. Họ đã dùng axit, chất này có thể giết chết những vi khuẩn khác nhưng lại cần thiết cho loạii vi khuẩn này phát triển. Than được dùng để loại bỏ những chất có hại đối với các vi khuẩn ở dạ dày.
Một bản phân tích đã phát hiện ra rằng, có 1 loại vi khuẩn mới liên quan đến loại vi khuẩn gây loét dạ dày phổ biến Helicobacter pylori. Tên Helicobacter suis của nó bắt nguồn từ chữ “con lợn” trong tiếng Latin.
|
Tiến sĩ Margo Baele thuộc Trường Đại học Gent ở Bỉ cho biết: “H. suis đã được kết hợp với các chỗ loét dạ dày ở lợn, những chỗ loét này có thể gây nên chết đột ngột, và đó là 1 vấn đề lớn đối với nông dân. Các thua lỗ trong ngành thịt lợn và nguy cơ có các vi khuẩn lây sang người đòi hỏi có nhiều cuộc nghiên cứu sâu hơn. Các số liệu cho thấy rằng, những người tiếp cận gần gũi với lợn có nguy cơ bị lây nhiễm cao, điều này cho thấy rằng vi khuẩn H. suis là 1 tác nhân lây sang người, có thể truyền từ động vật sang người”.
Giáo sư tiến sĩ Freddy Haesebrouck nói rằng: “Chúng tôi biết rất ít về cách mà vi khuẩn lây sang người và lợn, và cách mà nó gây nên bệnh. Nhờ cuộc nghiên cứu này mà hiện nay đã có được các nguyên chất tách ra từ vi khuẩn H. suis, đem lại những viễn cảnh mới cho cuộc nghiên cứu về sinh vật này và sự tương tác của nó với ký sinh vật”.
Kỹ thuật mới này sẽ cho phép các nhà nghiên cứu định liệu xem loại vi khuẩn này có chịu đựng được các thuốc kháng sinh hay không. Điều này sẽ đem lại các chiến lược điều trị tốt hơn cho cả lợn và người. Các nhà nghiên cứu còn hy vọng nó có thể phát triển 1 loại vacxin có hiệu quả.