Mạng xã hội thực phẩm đầu tiên trên thế giới
Để chống lãng phí thức ăn, hai lập trình viên sống ở thành phố Seattle (Mỹ) chuẩn bị cho ra mắt một ứng dụng phần mềm trên điện thoại thông minh, độc đáo “Leftover Swap” - cho phép trao đổi thức ăn thừa giữa các hộ dân sống gần nhau.
Trước nghi ngại, dạng trao đổi thức ăn thừa qua điện thoại có thể là bất hợp pháp, ngay cả khi thực phẩm được cho là miễn phí, vấn đề an toàn thực phẩm cũng rất quan trọng, 2 lập trình viên trẻ Dan Newman và Bryan Summersett đang nghiên cứu điều này khi chia sẻ thực phẩm.
Hy vọng tính ưu việt trong chức năng này sẽ giúp giảm tải rõ rệt số thức ăn bị lãng phí hằng ngày ở Mỹ, nơi mà có khoảng 40% thức ăn bị vứt bỏ, ước tính lên đến 180 tỉ USD, trong khi 16% dân số lại không có cái để ăn, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở ngưỡng cao, số người nghèo tăng cao kỷ lục (gần 47 triệu người).
Theo Cơ quan bảo vệ Môi trường Liên bang Mỹ, tất cả những loại thức ăn không dùng được đều chuyển đến các bãi rác chôn lấp. Thức ăn thừa là nguồn rác đứng đầu (tính về khối lượng) tại đây, nhiều hơn cả nhựa plastic, và chiếm khoảng 14% trong tổng lượng chất thải rắn đô thị, “góp” 25% vào việc phát thải khí methane và tiêu tốn 1,3 tỉ USD cho việc vận chuyển.