Máy bay quân sự Mỹ sẽ có cảm biến “nhìn xuyên thời tiết”

Một công nghệ cảm biến mới sẽ giúp các máy bay quân sự của Mỹ tăng khả năng do thám, xác định và tấn công mục tiêu, cho phép lực lượng quân đội Mỹ tác chiến ở những nơi kẻ thù gần như không thể tham chiến.

Được Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA) trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ phát triển, công nghệ MFRF đa năng sẽ giảm bớt rủi ro và giúp quân đội Mỹ chiến đấu hiệu quả hơn ở môi trường tầm nhìn thông thường bằng 0.

Hiện nay, các phi công luôn phải đối phó với các điều kiện chiến đấu đầy thách thức như sương mù và cát dày đặc. MFRF không chỉ là công cụ hỗ trợ phi công chiến đấu trong những môi trường thách thức như thế, mà nó còn có tác dụng khi máy bay cất cánh, khi bay lơ lửng giữa không trung, khi đang trượt trên đất, nước vào lúc cất cánh hoặc hạ cánh… MFRF cũng cải thiện điều hướng và cơ hội sống sót.

Hệ thống cảm biến trong công nghệ MFRF có thể giúp phi công đối phó với các điều kiện thời tiết xấu như mưa, tuyết, đồng thời giúp ngăn ngừa các vụ va chạm với các máy bay khác, với đường dây điện hoặc cáp. Ngoài ra, MFRF cũng giúp phi công tránh các tình thế thời tiết bất lợi và tiến hành lập bản đồ mặt đất.

Hệ thống MFRF hoạt động như thế nào?

Hệ thống MFRF phụ thuộc vào công nghệ radar đa theo chế độ (AESA), được phát triển từ các bán dẫn silicon. Công nghệ radar AESA được xem là một bước phát triển đột phá trong sản xuất radar.

Một yếu tố quan trọng của cảm biến MFRF là công nghệ Synthetic Vision Avionics Backbone (SVAB), giúp hợp nhất radar sóng millimeter với các cơ sử dữ liệu địa hình để tạo ra các hình ảnh 2D và 3D. Gần đây, công nghệ SVAB đã được thử nghiệm thành công trên máy bay đánh chặn UH-60L Black Hawk; qua đó, nó có thể cung cấp cho các phi công hình ảnh 3D dựa trên địa hình, chướng ngại vật và dữ liệu radar.

Cuối cùng, cảm biến MFRF cung cấp cho phi công "tầm nhìn tổng hợp". Tầm nhìn tổng hợp này hợp nhất dữ liệu cảm biến với các sơ sử dữ liệu địa hình phân giải cao để mang lại cho các phi công Mỹ khả năng nhìn rõ nét chưa từng có trong các điều kiện khắc nghiệt nhất.

BAE Systems là đơn vị chịu trách nhiệm nghiên cứu hệ thống cảm biến MFRF, bao gồm các thành viên là các công ty: Rockwell Collins, Mustang Technology Group, Honeywell Aerospace Defense & Space, Applied Signal Intelligence và trường Đại học Michigan.


Hệ thống cảm biến đa năng MFRF giúp các phi công có thể nhìn rõ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như sương mù hay cát dày đặc

Linh hoạt là đặc tính chính của chương trình MFRF. Chẳng hạn, công nghệ này có thể nhanh chóng thay đổi tần số hoạt động để phù hợp nhất với từng nhiệm vụ.

Do MFRF là hệ thống cảm biến "cắm vào và dùng" (plug and play), nên nó có thể dễ dàng thay thế các cảm biến trên các máy bay hiện nay hoặc tích hợp vào các máy bay tương lai như chương trình trực thăng Joint MultiRole. Nó thậm chí còn có thể sử dụng trên các máy bay không người lái.

Đặc tính nhẹ của công nghệ này cũng là một lợi ích. Các hệ thống cảm biến hiện nay tập trung cải thiện tầm nhìn trong những điều kiện kém nhất, những hệ thống này quá nặng, quá lớn và tiêu hao quá nhiều điện, không phù hợp với máy bay quân sự. Tuy nhiên, thiết kế của MFRF đã giải quyết được các thách thức này.

Điều quan trọng là hệ thống cảm biến MFRF nhỏ, nhẹ và dễ lắp đặt trên cả máy bay hiện nay và máy bay trong tương lai; đặc biệt tính hiệu quả của MFRF trong thực tiễn rất cao.

Tham khảo: Foxnews

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất