Michael Faraday và gian phòng thí nghiệm nhỏ

Michael Faraday (1791 - 1867), là nhà hóa học, nhà vật lý người Anh. Nhà nghèo ông gần như không được học qua một trường lớp chính quy nào, nhưng vì cần cù hiếu học nên ông đã giành được rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Thành quả trong lĩch vực hóa học quan trọng nhất của ông là phát hiện ra Bengen (C6H6). Cống hiến lớn nhất trong lĩnh vực điện tử học của ông là làm quay được mạch điện trong từ trường của nam châm vĩnh cửu, đặt cơ sở cho việc chế tạo động cơ điện, nó có ý nghĩa xuyên thời đại đối với việc lợi dụng điện năng của nhân loại. Thành tựu cao nhất của ông là phát minh Định luật cảm ứng điện từ, mở màn cho nhân loại đi từ thời đại hơi nước sang thời đại điện khí.

Cuộc sống của chúng ta gắn liền với điện, đèn điện, ti vi, điện thoại,... đều cần dùng tới điện. Điện đem lại cho con người ánh sáng, đem lại mọi tiện lợi. Ai là người đầu tiên làm ra máy phát điện? Đó chính là nhà khoa học lớn người Anh - Michael Faraday.

Lúc còn nhỏ gia đình nghèo, bố là thợ rèn, dưới Faraday còn 4 người em nhỏ và không được học hành tử tế. Lúc 13 tuổi để kiếm tiền giúp gia đình ông vào phụ việc ở một cửa hàng đóng sách ở Luân Đôn, chủ yếu là đưa sách và báo. Chồng báo trên vai ông đi cùng các đường phố Luân Đôn. Lanh lợi, thông minh lại rất lễ phép với mọi người, làm việc chịu khó, ông chủ cửa hàng đóng sách rất thích ông, đã nhận ông vào học việc. Faraday rất vui mừng, như vậy ông sẽ có dịp suốt ngày làm bạn với sách báo, có thể học được nhiều điều.

Faraday ở trên gác xép của cửa hàng sách, hàng ngày ông có thể đọc được rất nhiều sách thú vị, thí dụ "Một ngàn một đêm lẻ", những câu chuyện trong đó đã hút hồn ông. Ông chủ hiệu sách là người rất tốt, ông cũng thường cổ vũ Faraday đọc sách.

Một hôm Faraday đọc được cuốn sách có tên là "Đối thoại hóa học", sách đã giới thiều rất nhiều tri thức hóa học thú vị, còn có nhiều thí nghiệm nhỏ. Ông rất thích thú với những thí nghiệm kỳ lạ đó, nên cũng muốn tự tay mình làm thử xem điều sách nói có đúng không. Thế là Faraday dùng gác xép của mình đang ở làm phòng thí nghiệm nhỏ. Ông cần một số chai lọ và một số bình đựng thủy tinh nhưng không có tiền để mua nên ông phải nhặt chai lọ thủy tinh bỏ ở nhà thuốc, ông nhặt nhạnh những dây đồng nhỏ và các tấm kẽm ở các đống rác thải ở các nhà máy. Hàng ngày, Faraday đều miệt mài trong "lãnh địa" riêng của mình, làm thí nghiệm đã trở thành việc làm thú vị nhât trong cuộc sống của ông.

Trong cuốn sách "Đối thoại hóa học" viết, thả một tấm kẽm vào trong axit clohydric sẽ sinh ra một loại khí cháy được. Faraday làm theo sách, quả nhiên có một loại khí cháy lên ngọn lửa màu xanh, trên thực tế thứ khí có thể cháy đó chính là hidro. Có quyển sách nói, bọc một lớp giấy tráng thiếc ngoài một chiếc chai thủy tinh, sau khi nạp điện sẽ phóng điện mạnh. Để làm thí nghiệm này Faraday đã bỏ ra 6 pence để mua một cái chai thủy tinh lớn và 7 pence mua giấy thiếc.

Ông đổ nước vào chai, cho một cái que bằng kim loại vào chai, như vậy là có một điện cực đơn giản. Ông nạp điện cho chai nước, sau đó dùng một dây đồng nhỏ cẩn thận nối que kim loại cắm trong chai với giấy thiếc, khi dây đồng tiếp cận với que kim loại thì xuất hiện lóe sáng và còn phát ra tiếng nổ "tạch, tạch", đúng là phóng điện! Faraday mừng rỡ, ông dần dần nghiện thí nghiệm.

Những thí nghiệm của Faraday đã gây sự chú ý của ông bà chủ. Ông chủ thấy Faraday rất lạ, hễ có dù là một đồng tiền lẻ cũng chạy ra phố với ánh mắt khác thường. Bà chủ còn phát hiện muối ăn trong nhà bếp của họ hết rất nhanh, thường thì liễn muối ăn nhỏ của họ dùng được khá lâu nhưng gần đây chỉ 2 ngày gì đó đã hết rồi. Bà lấy làm khó hiểu, chuyện gì xảy ra vậy? Sau này bà phát hiện ra Faraday đã lấy muối làm thí nghiệm.

Đêm đêm tiếng vang "lẹt xẹt" phát ra từ căn gác xép trên lầu, còn có những ánh sáng lạ, có một lần từ cửa sỏ bỗng phun ra mấy làn khói nồng đặc. Bà chủ rất lấy làm lạ, nhưng vẫn không biết Faraday làm trò gì. Mọi người xung quanh đều nói rằng đứa trẻ này mắc bệnh thần kinh, nửa đêm cũng không ngủ.

Ông chủ hiệu đóng sách là người hết sức độ lượng, ông không hề trách Faraday, ông biết đứa trẻ này cần cù hiếu học, sau này nhất định sẽ có tiền đồ tốt đẹp. Và như vậy, trong vương quốc nhỏ bé của mình Faraday đã tìm được tri thức và những hứng thú trong thí nghiệm để bước vào ngưỡng cửa của khoa học.

-- Faraday --
--------------------------------------
Đón đọc: "Michael Faraday - Cánh chim tự do"

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất