Mô mềm của khủng long thực sự có thể tồn tại?
Các nhà cổ sinh vật học vào đã thực hiện một nghiên cứu vào năm 2005 chứng minh rằng các mô mềm có thể được khôi phục từ xương của khủng long đã bị phân hủy. Đây là phát hiện lớn có tác dụng mở rộng lĩnh vực bảo tồn phân tử sinh học về cơ bản.
Nhưng nghiên cứu mới lại đưa ra thử thách rằng phát hiện được cho là các mô của khủng long được phục hồi thực chất là màng sinh học, hay chất nhớt.
Thomas Kaye, nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên và văn hóa Burke tại đại học Washington, cho biết: “Tôi đã tin rằng chúng tôi đã phát hiện các mô mềm được gìn giữ, nhưng tôi phải thay đổi ý kiến. Chúng ta phải đến nơi mà khoa học dẫn đường. Và khoa học khiến tôi phải tin rằng đây thực sự là màng sinh học vi khuẩn”.
Nghiên cứu ban đầu được công bố trên tạp chí Science khẳng định đã khám phá ra mạch máu và thứ trông có vẻ như tế bào nguyên vẹn bên trong xương hóa thạch của một con Tyrannosaurus rex. Các nhà khoa học đã hòa tan xương trong axit, chỉ để lại mạch máu và cấu trúc giống như tế bào. Nhưng trong một bài báo công bố ngày 30 tháng 7 trên tờ PloS ONE, tờ báo mở của Thư viện khoa học công cộng, Kaye và các đồng tác giả cho rằng cái thực sự ở bên trong xương của con T. rex là màng sinh học nhầy nhớt do vi khuẩn tạo ra phủ lên các khoảng trống trước đó là vị trí của mạch máu và tế bào. Ông so sánh hiện tượng này với hiện tượng xảy ra khi để một cái xô đựng nước mưa trong vườn nhà. Sau một vài tuần cái xô sẽ có nhớt hình thành ở mặt bên trong xô.
Kaye nói: “Nếu có thể hòa tan được cả cái xô, chúng ta sẽ phát hiện loại chất mềm và ướt có hình dạng cái xô. Đó chính là chất nhớt. Điều này cũng xảy ra tương tự với xương khủng long. Nếu loại bỏ xương đi, thứ còn lại chính là màng sinh học có hình các khoang mạch".
Các đồng tác giả của nghiên cứu là Gary Gaugler thuộc Microtechnics Inc. tại vịnh Granite, Calif. Và Zbigniew Sawlowicz thuộc đại học Jagiellonian tại Ba Lan.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy cái trước kia được nhận diện là tàn dư của tế bào máu do có sắt được bảo quản thực chất là cấu trúc có tên framboid – khối cấu khoáng chất có chứa sắt. Họ phát hiện các khồi cầu tương tự trong rất nhiều hóa thạch khác từ nhiều niên đại khác nhau, bao gồm một loại sinh vật biển đã tuyệt chủng có tên Amonit. Trong hóa thạch Amonit, các nhà nghiên cứu tìm thấy khối cầu ở một nơi mà sắt không thể có bất cứ mối liên hệ nào với sự hiện diện của máu.
Kaye cho biết: “Chúng tôi xác định được rằng cấu trúc này quá phổ biến nên không thể là mô được bảo quản một cách khác thường. Chúng tôi nhận ra nó không thể là mô được bảo quản như từng được nghĩ đến trước kia”.
Các nhà khoa học cũng hòa tan xương trong axit, như đã làm trước đây, rồi phát hiện cấu trúc mô mềm tương tự. Họ tiến hành so sánh bằng cách sử dụng quang phổ học khối hồng ngoại và xác định được rằng cấu trúc nói trên giống với màng sinh học hiện đại hơn là collagen hiện đại – loại protein ngoài tế bào có liên quan tới xương. Niên đại cacbon vào khoảng năm 1960. Bằng cách sử dụng kính hiển vi electron, các nhà nghiên cứu có thể quan sát lớp phủ trên thành khoang mạch có chứa bọt khí. Bọt khí có liên quan tới sự hiện diện của vi khuẩn tạo khí metan. Bên cạnh đó, các nhà học đã kiểm tra thứ giống như vết nứt nhỏ trong khoang mạch rồi phát hiện thấy chúng thực chất là các ống hay máng nhỏ. Xem xét với độ phóng đại lớn hơn tiết lộ rằng các ống đó có đáy tròn và nối với nhau. Điều này chỉ ra rằng chúng được tạo ra về mặt hữu cơ khi vi khuẩn di chuyển trong dung dịch rất đặc.
“Từ bằng chứng nói trên, chúng ta có thể xác định thứ trước kia được công bố là mô mềm của khủng long thực chất là màng sinh học, hay chất nhớt”.