Mối lương duyên cảm động đến chết không rời giữa vua Trần Đế và một vị tướng!
Hàn Tử Cao là vị tướng quân đầu tiên và duy nhất được cân nhắc phong làm hoàng hậu trong lịch sử Trung Hoa. Tuy chuyện không thành nhưng mối tình của ông với vua Trần Đế vẫn luôn là đề tài tốn biết bao giấy mực của sử học Trung Hoa, nơi tình yêu vượt lên trên những phép tắc cuộc đời.
Thuở cơ hàn trong loạn loạn binh đao
Hàn Tử Cao còn gọi là Trần Tử Cao, tên cũ là Man Tử, là người Sơn Âm, Cối Kê, Lương Triều. Tử Cao xuất thân trong một gia đình nông dân, mưu sinh bằng nghề đóng giày. Khi 16 tuổi, diện mạo của Tử Cao vô cùng đẹp đẽ khiến người cùng thời phải thốt lên "dung mạo tuyệt mĩ, da trắng nõn, tóc đen tuyền, lông mày thanh tú".
Dung nhan "vạn người mê" của Tử Cao. (Ảnh minh họa).
Theo sử sách ghi chép, bấy giờ thế sự loạn lạc, Tử Cao cùng cha lưu lạc khắp nơi, thường đụng phải binh sĩ. Tuy nhiên, nhờ diện mạo khôi ngô của mình, Tử Cao nhiều lần được binh sĩ tha mạng.
Một lần giữa cảnh binh đao, Hàn Tử Cao vô tình gặp thái thú Trần Tây, cháu trai của vua Trần Bá Tiên, sau này sẽ lên vua Trần Văn Đế (522-566). Lúc bấy giờ, Trần Tây đang đảm nhiệm chức Thái thú Ngô Hưng. Vừa gặp Hàn Tử Cao tới xin giấy thông hành về quê, ông đã yêu mến chàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ông bèn ngỏ ý mời Hàn Tử Cao đi cùng, hưởng vinh hoa phú quý cả đời. Tử Cao thấy người đàn ông trẻ anh dũng khác người trước mặt có thể mang đến may mắn cho mình, bèn gật đầu đồng ý. Trần Tây liền ban tặng cho chàng cái tên Hàn Tử Cao.
Mối tình trăm năm với vua Trần Đề
Hàn Tử Cao được Trần Tây vô cùng quan tâm săn sóc. Họ sống chung với nhau, thân thiết như vợ chồng. Trần Tây tận tình chỉ bảo cho Tử Cao đủ cầm, kì, thi, họa, dạy cưỡi ngựa và bắn cung. Vốn tư đồ thông minh, Tử Cao học đâu nhớ đó, lại chăm chỉ siêng năng tập luyện. Trần Tây lấy làm hài lòng. Khi ra trận, Trần Tây luôn ở cạnh Tử Cao để bảo vệ che chở. Trải qua nhiều lần vào sinh ra tử với Trần Tây, lập nhiều công trạng, Hàn Tử Cao được phong làm tướng quân, trở thành cánh tay phải đắc lực của Trần Tây. Tình cảm giữa hai người ngày càng thân thiết, ăn cùng mâm, ngủ cùng giường, bên nhau như hình với bóng.
Em gái của Trần Tây là công chúa Trần Doanh tuy đã có chồng nhưng vẫn đem lòng yêu mến Tử Cao. Tuy nhiên mộng ước không thành, công chúa mắc tâm bệnh mà chết. Trần Tiến vô cùng tức giận, liền sai thuộc hạ mang người phò mã của Trần Doanh đi chém đầu. Cả triều đình từ đó kính sợ Tử Cao, không ai dám mạo phạm.
Trần Tây say mê Tử Cao, có lần ông nói: "Nếu nghiệp lớn thành, sau ta lập ngươi làm hoàng hậu, nhưng ngươi vốn là một tướng quân, ta sợ thiên hạ sẽ dị nghị ngươi".
Tử Cao cúi đầu thưa "Xưa có nữ vương, nay có nam hậu. Nếu như chúa công có ơn, tôi có chết cũng không nề hà".
Trần Văn Đế dạy Tử Cao đủ cầm - kì - thi - họa. (Ảnh minh họa)
Sau khi đánh bại triều Lương, lập nên nhà Trần, Trần Tây lên ngôi trở thành Trần Văn Đế. Phong cho Tử Cao làm Hữu quân tướng quân. Tử Cao đánh đâu thắng đó, lập được nhiều công trạng được người đương thời kính nể. Trần Văn Đế thấy Tử Cao xông pha trận mạc thì không nỡ, muốn thu về kinh thành để giữ lại bên mình. Nhớ lại lời hứa năm xưa, ông ngỏ ý muốn lập Hàn Tử Cao làm nam hoàng hậu. Ý muốn này của ông vấp phải sự phản đối kịch liệt của triều đình. Các quan lại phụ mẫu cho rằng không thể lập một vị tướng quân lên ngôi vị mẫu nghi thiên hạ.
Lúc này nhà Trần mới dựng cơ đồ, hoàng quyền còn yếu, Trần Văn Đế không muốn làm trái ý các vị tôn quyền cũng như làm thiên hạ dị nghị, đành lui Tử Cao về làm quan Hữu vệ. Mỗi khi có ốm đau hay suy nghĩ ông lại tìm đến Tử Cao. Có những hôm ở bên phủ Tử Cao vài ngày liền, các quan phụ mẫu thấy vậy nhưng không dám nói gì.
Mặc dù chưa một lần được sắc phong, Hàn Tử Cao vẫn luôn là hoàng hậu duy nhất trong lòng vị vua si tình Trần Đế. (Ảnh minh họa).
Mặc dù chưa một lần được sắc phong, Hàn Tử Cao vẫn luôn là hoàng hậu duy nhất trong lòng vị vua si tình Trần Đế. Về sau khi Trần Văn Đế mất, Tử Cao được ban cái chết cùng với ông. Người đời lưu truyền ông là vị Nam hoàng hậu đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Hoa. Tương truyền mộ ông và mộ Trần Đế được xây đối diện nhau, giữa hai mộ còn có một lối thông. Có lẽ Trần Đế muốn thực hiện lời hứa với Tử Cao là luôn ở bên bảo bọc ông, kể cả ở thế giới bên kia.
- Đại hôn lễ xa hoa của hoàng đế Trung Quốc
- Những cái chết “kinh thiên động địa” của hoàng đế Trung Quốc