Mọi thứ sẽ thay đổi ra sao khi tàu ngầm trở thành tàu sân bay dưới nước?

Sau khi xác định mối đe dọa, những thiết bị lặn không người lái dưới nước (UUV) có thể định vị chúng bằng sóng âm chủ động (giúp các tàu ngầm hạt nhân xác định mục tiêu và tiêu diệt bằng ngư lôi), truyền thông tin qua sóng âm gián tiếp về cho tàu mẹ, hoặc có thể thực hiện một cuộc tấn công cảm tử. Với những khả năng đó, các UUV có thể được nâng cấp để trở thành tàu quân sự để kiểm soát các mối nguy hiểm trong khu vực của nó.

Hãy tưởng tượng trong tương lai, các tàu ngầm hạt nhân (SSN) có thể triển khai các thiết bị không người lái dưới nước (UUV) để săn đuổi và tiêu diệt tàu ngầm của đối phương.

Ít nhất thì Hải quân Mỹ đã bắt đầu biến điều này thành sự thật.

Vậy nó sẽ gây ảnh hưởng như thế nào? Một mặt, UUV có thể thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của các tàu săn ngầm (ASW), khiến cách thức hoạt động của chúng hiện nay bị qua mặt và trở nên lỗi thời. Mặt khác, sự phát triển của UUV có thể củng cố hệ thống quân sự hiện có; khác với những gì chúng ta thường nghĩ, các đơn vị mới được thành lập là tập hợp những người giỏi nhất trong việc thích nghi với những đột phá trong kỹ thuật quân sự. Tương lai của hải quân Mỹ phụ thuộc vào việc hiện thực hóa ý tưởng này.

Theo một nghĩa nào đó thì tàu ngầm phóng các thiết bị lặn không người lái đã từng xuất hiện; ngay cả trong Thế chiến thứ II, lực lượng hải quân đã sử dụng các thiết bị bám đuôi hoặc dùng âm thanh để tìm ra mục tiêu. Ngư lôi dẫn đường bằng dây ra đời vào những năm 1960, cho phép tàu ngầm kiểm soát cách thức vũ khí của nó tiếp cận mục tiêu. Những quả ngư lôi này là một dạng thiết bị lặn không người lái cảm tử, tương tự như tên lửa hành trình; những vũ khí này được phóng ra và lao thẳng tới mục tiêu bằng hệ thống tự động hoặc do con người điều khiển.

Cả Mỹ và các cường quốc khác đều đang háo hức trước tiềm năng của việc ứng dụng UUV. UUV có thể truy lùng và tiêu diệt mục tiêu cho các tàu săn ngầm ASW, mặc dù đến nay vẫn chưa có kế hoạch tác chiến nào sử dụng chúng. Những thiết bị bay này có nhiều cơ hội để dò tìm và phá hủy các tàu ngầm sử dụng động cơ điện diesel, kể cả những tàu sử dụng công nghệ đẩy khí độc lập (AIP). Những con tàu này có thể hoạt động "kín tiếng" hơn và có thể lặn với thời gian dài hơn so với tàu ngầm có người lái. Thay vì truy lùng tàu địch, chúng chỉ đơn giản là nằm chờ cơ hội đến.


Hải quân Mỹ hy vọng có thể sử dụng UUV cỡ nhỏ có thể phóng từ ống phóng ngư lôi trên tàu ngầm. (Ảnh minh họa).

Trung Quốc mới đây đã thử nghiệm thiết bị "lượn" có thể duy trì ở một độ sâu nhất định mà không cần lực đẩy. Mỹ cũng đã sử dụng loại thiết bị này trong nhiều năm và dù giờ đây chúng thiếu những ứng dụng thực tế trong điều kiện chiến tranh, những chúng vẫn có thể áp dụng vào việc giám sát và đánh giá môi trường biển. Trung Quốc cũng đang phát triển UUV để tích hợp vào hệ thống cảm biến dưới biển, tạo nên một "Vạn lý trường thành trong đại dương" với khả năng phát hiện và ngăn chặn tàu ngầm của Mỹ. Trong khi đó, Mỹ cũng đã phát triển thành công tàu biển có khả năng tự động truy lùng và tiêu diệt tàu ngầm đối phương, loại tàu này vừa tham gia biên chế hải quân Mỹ vào tháng 1 năm nay.

Tàu mẹ

Ý tưởng mới nhất chính là kết hợp ngư lôi và thiết bị lặn không người lái. Hải quân Mỹ hy vọng có thể sử dụng UUV cỡ nhỏ có thể phóng từ ống phóng ngư lôi trên tàu ngầm, tạo ra viễn cảnh một không gian dưới mặt nước với các vệ tinh, radar và các UAV có thể tạo và các vùng không gian riêng. Sử dụng cả sóng âm chủ động và thụ động, UUV có thể được triển khai từ tàu ngầm hạt nhân SSN để do thám khu vực, phát hiện các mối nguy hại và thông báo về cho tàu mẹ. Sau khi xác định mối đe dọa, những thiết bị lặn không người lái dưới nước (UUV) có thể định vị chúng bằng sóng âm chủ động (giúp các tàu ngầm hạt nhân xác định mục tiêu và tiêu diệt bằng ngư lôi), truyền thông tin qua sóng âm thụ động về cho tàu mẹ, hoặc có thể thực hiện một cuộc tấn công cảm tử. Với những khả năng đó, các UUV có thể được nâng cấp để trở thành tàu quân sự để kiểm soát các mối nguy hiểm trong khu vực của nó.

Thách thức

Thành công của một cuộc chiến bằng UUV ở một mức độ nào đó đều phải phụ thuộc và việc phát triển công nghệ thông tin và truyền thông giúp con người giữ liên lạc với các thiết bị không người lái, và để các thiết bị này có thể truyền tải hình ảnh chính xác không gian xung quanh chúng. Tính chất của nước làm cho chúng ta bị giới hạn tầm nhìn hơn so với không khí, nhưng Cơ quan chỉ đạo các Dự án nghiên cứu Quốc phòng tiên tiến – DARPA (và có thể là với các đối tác Trung Quốc và Nga) đã bắt đầu tăng khả năng kết nối và truyền tải thông tin dưới nước. Tuy nhiên, các thông tin truyền tải giữa các tàu có thể làm lộ vị trí của tàu mẹ. Thệm chí là các thiết bị sử dụng sóng âm chủ động có thể vô tình làm lộ vị trí tàu mẹ khiến nó có thể bị tấn công.

Ý tưởng sử dụng các UUV để cảm tử cũng có vấn đề. Mặc dù hải quân có vẻ đã hài lòng với việc phóng ngư lôi có thể tự động khóa mục tiêu ở tầm gần, nhưng với những thiết bị không người lái tân tiến hoạt động ở khoảng cách xa tàu mẹ hơn đòi hỏi việc đưa ra các thông số phức tạp hơn. Điều này tương tự với các thiết bị quân sự trên bộ cũng như trên không; việc giữ kết nối thậm chí còn khó khăn hơn nhiều lần trong môi trường nước.

Kết luận

Với những tiến bộ về trí tuệ nhân tạo và thông tin liên lạc, viễn cảnh tàu ngầm phóng ra những quả ngư lôi có thể nằm im chờ nạn nhân của nó trong nhiều ngày (thậm chí là hơn) không phải là không khả thi. Tất nhiên, điều này đòi hỏi phải chấp nhận một số rủi ro; ngay cả ở điều kiện tốt nhất thì vẫn có tỉ lệ mất quyền kiểm soát những thiết bị không người lái. Tuy vậy, đây cũng là một cách để các tàu ngầm hạt nhân có thể cạnh tranh với các tàu AIP nhỏ gọn đang được các nước khác trên thế giới chuyển sang sử dụng.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất