Một nhà thờ cổ ở Israel có thể đã được xây chỉ vài năm sau khi sứ giả Muhammed qua đời
Một số di tích của một nhà thờ cổ vừa được phát hiện ở Rahat, Israel. Trong khi khảo sát thực địa để xây dựng công trình, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các di tích của một nhà thờ kiểu nông thôn.
Theo cơ quan bảo tồn di tích cổ Israel thì công trình này được xây khoảng năm 600 – 700 sau Công nguyên, khi đó Rahat vẫn còn là vùng nông thôn thưa thớt người ở.
Nhà thờ kiểu nông thôn này dành cho các nông dân sống gần đó vào khoảng 600 – 700 năm sau Công nguyên. (nguồn: Cơ quan bảo tồn di tích cổ Israel).
Không giống một số nhà thờ lớn kiểu thành thị ở vùng đó, cấu trúc của di tích mới được phát hiện này rất đơn giản, đó là một tòa nhà hình chữ nhật, có thể là dành cho những người nông dân sống quanh đây. Các chuyên gia khảo cổ nhận định rằng một nhà thờ vùng nông thôn, xây dựng vào khoảng thế kỷ VII – VIII là một phát hiện cực kì hiếm thấy trên thế giới, nhất là ở khu vực phía Bắc Be’er Sheva, nơi mà trước đây chưa từng tìm được một công trình nào tương tự.
Nhà thờ này là một tòa nhà có không gian mở, có thể nhận ra qua hốc tường trong gian thờ hướng về phía Nam, tức là hướng Mecca.
Ở gần đó, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy dấu vết của một nông trang từ thời Israel là một phần của Đế chế Byzantine, vào khoảng 500 – 600 năm sau Công nguyên. Họ cũng phát hiện ra dấu tích của quá trình định cư của con người cùng thời gian đó. Sự quần tụ định cư của dân nơi đây có khả năng chỉ vài năm sau khi Muhammed – người sáng lập ra đạo Islam – qua đời vào năm 632 sau Công nguyên, trong thời kỳ người Ả-rập xâm chiếm vùng Levant vào năm 636 sau Công nguyên.
Theo ông Gideon Avni – Trưởng phòng khảo cổ học của Cơ quan bảo tồn di tích cổ Israel đồng thời là giảng viên Trường đại học Do thái ở Jerusalem – thì việc phát hiện ra ngôi làng và nhà thờ này là một đóng góp quan trọng cho nghiên cứu lịch sử của đất nước Israel trong thời buổi nhiễu loạn này. Theo ông, nhà thờ này cho thấy những thay đổi về văn hóa và tôn giáo du nhập cùng với sự thống trị của người Ả-rập.
Các văn bản từ trước đến nay trong đạo Islam đều đề cập đến nội dung là cách chức sắc Ả-rập cao cấp xưa kia được cấp đất, như vậy nhà thờ này và khu dân cư có thể liên quan đến việc phân chia lại tài sản đất đai. Nhiều dấu vết cho thấy đây là khu quần cư nông nghiệp. Các ngôi nhà trong làng được chia làm nhiều phòng, có cả khu vực kho chứa và sân phơi. Tàn tích của các lò lộ thiên vẫn còn lại nhiều trong các đám đổ nát. Ông Avni cho rằng cần có thêm các đợt khai quật tiếp theo để tìm hiểu thêm thông tin về nguồn gốc của khu định cư này.
- Nhà thờ cổ xưa nhất: phát hiện còn nhiều tranh cãi
- Tường nhà thờ Trung cổ hé lộ bí ẩn vụ ám sát hoàng tử Nga