Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng mưa axit bắt nguồn từ việc con người tiêu thụ nhiều nguyên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ... cho quá trình sống, phát triển sản xuất.

Mưa axit cũng có thể bắt nguồn từ núi lửa, cháy rừng hay sấm sét khi mà khí SO2 và NO2 kết hợp với hơi nước trong khí quyển và tạo thành axit dưới 2 dạng: khô như khí gas và ướt như mưa axit, tuyết, sương mù.


Quá trình hình thành mưa axit.

Tác hại của mưa axit

Việc tiêu thụ than đá, dầu mỏ, làm thải ra lượng lớn khí độc hại là lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này sau khi thải vào môi trường đã hòa tan với hơi nước trong không khí, tạo thành axit sunfuaric (H2SO4) và axit nitric (HNO3). Khi mưa, các hạt axit lẫn vào nước, làm độ pH của nước mưa giảm. Nó có thể hoà tan một số bụi kim loại và ôxit kim loại bay lơ lửng trong không khí như ôxit chì... và trở nên độc hại với cây cối, vật nuôi và con người.


Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất