Nền tảng di truyền của thiên hướng âm nhạc: sinh học thần kinh của nhạc tính liên quan đến cách cư xử gắn với bản năng
Âm nhạc là sự giao tiếp xã hội giữa các cá nhân với nhau - những khúc hát ru giúp gắn kết tình mẫu tử và việc ca hát hay chơi nhạc làm tăng sự liên hệ của một nhóm. Nghiên cứu về sinh học thần kinh của những nhận thức và sản xuất âm nhạc có thể dẫn tới việc hình thành trong não những con đường ảnh hưởng cách cư xử gắn với bản năng. Đây là một phát hiện được đưa ra trong một nghiên cứu gần đây của Phần Lan. Nghiên cứu này đã đưa ra những thông tin mới về những nền tảng di truyền của năng khiếu âm nhạc.
Trong nghiên cứu của đại học Helsinki và Học viện Sibelius, Henlsinki, cơ sở về sinh học thần kinh của âm nhạc trong sự tiến hóa và khả năng giao tiếp của con người đã được đánh giá bằng việc dùng những những gen ứng cử viên được gắn với những nghiên cứu trước đó về chức năng nhận thức và gắn kết xã hội. Số liệu bao gồm 343 thành viên gia đình từ 19 dòng họ ở Phần Lan với ít nhất một số nhạc sĩ chuyên nghiệp và/hoặc nhạc sĩ nghiệp dư đang hoạt động tích cực. Thiên hướng về âm nhạc đã được đánh giá qua 3 cuộc thi âm nhạc: cuộc thi khả năng cấu trúc thính giác và những bài thi phụ phân biệt thời gian và âm vực của Carl Seashore. Thêm vào đó, những người tham gia phải hoàn thành một bài thử mẫu máu và bài trắc nghiệm trên máy tính căng thẳng được tổng hợp từ những đề tài nghiên cứu trong suốt 12 năm. Một phần trong những câu hỏi trắc nghiệm này được thiết kế để xác định những chức sáng tạo trong âm nhạc: khả năng soạn nhạc, ngẫu hứng và cải biên nhạc.
Trong nghiên cứu này, những điểm số cao về âm nhạc trong cuộc thi được xâu chuỗi với khả năng sáng tạo trong âm nhạc (p.0001), để có khả năng soạn, ngẫu hứng và cải biên nhạc cần phải có năng khiếu âm nhạc. Khả năng sáng tạo là một phẩm chất di truyền đa yếu tố liên quan đến một mạng lưới phức tạp hình thành bởi một số lượng những loại gen và môi trường. Lần đầu tiên chúng ta đã tìm ra rằng chức năng sáng tạo trong âm nhạc có một thành phần di truyền mạnh (h2 = 84: khả năng soạn nhạc h2 = 40: cải biên nhạc h2 = 46: ngẫu hứng h2 = 62) trong gia đình nhiều thế hệ người Phần Lan. Bên cạnh đó, đặc tính kế thừa đóng một vai trò quan trọng trong năng khiếu âm nhạc.
Để làm sáng tỏ cơ sở về sinh học thần kinh của âm nhạc trong sự tiến hóa và giao tiếp của con người, những nhà nghiên cứu đã chứng minh sự liên hệ của loại gen AVPR1A, những biến thể gen liên hệ với năng khiếu âm nhạc. Trong những nghiên cứu trước đây, gen AVPR1A và những gen tương đồng tạo nên những đặc điểm hành động mang tính cảm xúc và xã hội, bao gồm sự gắn kết giữa 2 người và thiên chức nuôi nấng con cái. Những kết quả đã chỉ ra rằng sinh học thần kinh của nhân thức và sản xuất âm nhạc tạo nên trong não một con đường ảnh hưởng đến lối hành động gắn kết với bản năng.
“Âm nhạc là cách giao tiếp xã hội giữa những cá nhân với nhau” Thạc sĩ Liisa Ukkola nói. “Darwin đã chỉ ra rằng việc ca hát được dùng để thu hút đối tượng khác giới, những bài hát ru cũng được dùng để gắn kết đứa trẻ với bố mẹ chúng và việc hát và chơi âm nhạc cùng nhau làm tăng thêm mối liên hệ giữa một nhóm với nhau. Do đó có thể chứng minh giả thuyết rằng sự sáng tạo trong âm nhạc và khả năng cảm thụ nhạc có liên kết với một phạm vi nhất định giống nhau những kĩ năng xã hội liên quan đến nhận thức của con người, giống như lòng vị tha và sự ràng buộc giữa con người với nhau có liên hệ đến gen AVPR1A. Lần đầu tiên chúng ta có thể chỉ ra ở mức độ phân tử rằng sự cảm thụ âm nhạc có sự gắn kết tạo nên ảnh hưởng.”
Nghiên cứu này thuộc về một dự án nghiên cứu lớn hơn trong đó người ta tìm hiểu về cơ sở sinh vật học của năng khiếu âm nhạc. Trưởng nhóm nghiên cứu này là giáo sư Irma Jarvela. Điều tra viên chính là Thạc sĩ Liisa Ukkola, giáo sư Paivi Onkamo là chuyên gia phân tích số liệu, Tiến sĩ âm nhạc Pirre Raijas và giáo sư Kai Karma là chuyên gia về năng khiếu âm nhạc. Nghiên cứu này được đăng tải trên Plos ONE.