Nền văn minh sớm nhất Ai Cập sẽ sớm sáng tỏ nhờ thành phố 7000 năm tuổi này

Các nhà khảo cổ học ở Ai Cập đã phát hiện ra tàn tích của một thành phố cổ và một nghĩa trang liền kề có từ năm 7000 đến năm 5,3 TCN. Theo một tuyên bố của Bộ Di tích Khảo cổ, địa điểm này có thể có nguồn từ triều đại đầu tiên của Ai Cập.

Phát hiện này được thực hiện ở tỉnh Sohag và cách đền King Seti I ở thành phố Abydos 400 mét.

Có thể tìm thấy những tàn tích của các túp lều, dụng cụ bằng đá và đồ gốm, cho thấy thành phố sử dụng các lực lượng, công cụ lao động để xây dựng ngôi mộ cho hoàng gia.


Khám phá này có ý nghĩa đặc biệt vì nó có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về thành phố Abydos.

Nghĩa trang có 15 ngôi mộ lớn, theo lời của Hany Aboul Azm, người đứng đầu Cơ quan Quản lý Trung ương về Hiện Vật Cổ.

Khám phá này có ý nghĩa đặc biệt vì nó có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về Abydos, một trong những thành phố lâu đời nhất của Ai Cập. Dựa trên các nghiên cứu trước đó, Abydos được coi là thủ đô của Ai Cập cổ đại vào cuối thời kỳ Predynastic.

"Kích thước của những ngôi mộ được phát hiện trong nghĩa trang lớn hơn so với các ngôi mộ của hoàng gia ở Abydos có niên đại từ thời First Dynasty, chứng tỏ tầm quan trọng của người được chôn ở đây và vị thế xã hội cao của họ trong thời kỳ đầu của lịch sử Ai Cập cổ đại".

Theo Yasser Mahmoud Hussein, người lãnh đạo sứ mệnh khảo cổ này, các ngôi mộ được phân biệt bằng nhiều "mastabas" - một loại kiểu mộ của Ai Cập cổ được làm bằng gạch bùn. Chúng có hình chữ nhật và có các cạnh dốc và mái bằng phẳng.

Mahmoud Afify nói rằng ông rất vui vì khám phá này được thực hiện bởi một đội khảo cổ của Ai Cập chứ không phải là của một tổ chức khảo cổ quốc tế nào đó.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất