Nếu bạn hung hãn, chó của bạn cũng vậy

Trong một cuộc khảo sát đối với những người sở hữu chó của Đại học Pennsylavani, những người sử dụng những biện pháp chống đối để huấn luyện vật nuôi hung hãn, các nhà nghiên cứu thú y đã phát hiện rằng hầu hết những con vật này sẽ tiếp tục trở nên hung hãn trừ khi phương pháp huấn luyện được thay đổi.

Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Applied Animal Behavior Science, cũng cho thấy rằng sử dụng những biện pháp huấn luyện nhẹ nhàng hơn ví dụ như rèn luyện hoặc thưởng tạo ra rất ít phản ứng hung hãn.

Meghan E. Herron, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Trên phạm vi quốc gia, lý do hàng đầu tại sao những người sở hữu chó đưa vật nuôi của mình đến nhà thú ý đó là để kiểm soát hành vi hung hãn của chúng. Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh rằng những phương pháp huấn luyện theo kiểu đối đầu, như trừng mắt, đánh đập hoặc dọa nạt không thể thay đổi những tập tính không phù hợp và có thể tạo ra những phản ứng hung hãn”.

Nhóm nghiên cứu từ Trường thú y tại Penn nhận định rằng những nhà chăm sóc thú y cần khuyên những người chủ về nguy cơ liên quan đến những phương pháp huấn luyện như vậy cũng như cung cấp những nguồn hướng dẫn về kiểm soát những vấn đề về hành vi. Herron, Frances S. Shofer và Ilana R. Reisner, những bác sĩ thú ý cùng Khoa nghiên cứu Y tế tại Penn Vet, đã thực hiện khảo sát với 30 mục đối với những người sở hữu chó. Trong bảng câu hỏi, những người sở hữu chó được hỏi về cách họ xử lý những hành vi hung hãn, liệu có tác động tích cực, tiêu cực, hay trung lập đối với hành vi của chó và liệu những phàn ứng hung hãn có phải là kết quả từ những phương pháp họ sử dụng hay không. Họ cũng được hỏi từ đâu họ học phương pháp huấn luyện vật nuôi đó.

Trong 140 bản khảo sát được hoàn thành, nguồn được nhắc đến nhiều nhất là “bản thân”“người huấn luyện”. Một số biện pháp đối đầu như “đánh và đá chó vì hành vi không mong muốn” (43%), “chửi mắng” (41%), “ép buộc chó nhả vật gì đó ra” (39%), “đẩy chó lăn sấp lưng và giữ chặt” (31%), “trừng mắt” (30%), ép buộc chó nằm xuống (29%), và “tóm quai hàm và lắc” (26%) tạo ra phản ứng hung hãn từ ít nhất 25% những vật nuôi bị đối xử như vậy. Thêm vào đó, những con chó được đưa vào bệnh viện vì hành vi hũng hãn đối với người quen thường có xu hướng phản ứng hung hãn đối với một số phương pháp đối đầu hơn những con chó được đưa vào bệnh viện vì những vấn đề hành vi khác.

Herron cho biết: “Nghiên cứu này nhấn mạnh nguy cơ của việc huấn luyện dựa trên sự thao túng, phổ biến trên tivi, sách báo và các những người huấn luyện. Những kỹ năng này thường tạo ra cảm giác sợ hãi và dẫn đến hung hãn đối với người quen thuộc”.

Trước khi tư vấn những bác sĩ thú ý, rất nhiều người sở hữu chó thử những biện pháp biến đổi hành vi từ nhiều nguồn đề xuất. Những đề xuất này thường bao gồm phương pháp huấn luyện ép buộc, tất cả những phương pháp này đều có thể khiêu khích những hành vi hung hãn do sợ hãi hoặc để tự vệ. Việc sử dụng những phương pháp này rộng rãi có thể xuất phát từ suy nghĩ rằng sự hũng hãn của vật nuôi khởi nguồn từ việc thiếu quyết liệt của chủ.

Mục đích của nghiên cứu của Penn Vet là đánh giá tác động hành vi và những nguy cơ an toàn của những phương pháp thường được chủ sử dụng đối với những vấn đề hành vi.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất