Nga đóng tàu phá băng lớn và mạnh nhất thế giới
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát lệnh xây dựng tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên Leningrad tại xưởng đóng tàu Baltic ở Saint Petersburg.
Tổng thống Putin tại lễ khởi công đóng tàu Lenigrad. (Ảnh: Moscow Times).
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự buổi lễ khởi công đóng tàu phá băng hạt nhân thế hệ thứ 5 thuộc Dự án 22220 diễn ra ở xưởng Baltic. Theo chỉ đạo từ tổng thống, giám đốc Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Rosatom Alexey Likhachev, giám đốc VTB Andrey Kostin, phát ngôn viên của Hội đồng Liên bang Valentina Matvienko và thống đốc St. Petersburg Alexander Beglov cầm tua vít và vặn chặt chốt ở phần thân đầu tiên của tàu phá băng tương lai, Maritime Executive hôm 28/1 đưa tin.
Ông Putin nhấn mạnh con tàu mới sẽ cho phép thông thương nhiều hơn dọc tuyến Biển Bắc. Con tàu được đặt tên là Leningrad, đổi từ tên gọi đề xuất ban đầu là Sakhalin. Đây là tàu phá băng thứ hai có tên gọi chuyển từ khu vực địa lý ở Bắc Cực sang tên thời Liên Xô của một thành phố Nga.
Tàu phá băng hạt nhân Leningrad sẽ dài 173,3 m và rộng 34 m. Con tàu có chiều cao 52 m với mớn nước theo thiết kế là 10,5 m và mớn nước tối thiểu để hoạt động là 9,2 m. Trọng lượng của tàu là 33.540 tấn. Tàu phá băng này được thiết kế để hoạt động 40 năm. Con tàu có thể chứa thủy thủ đoàn 52 người. Tàu hoạt động nhờ hai lò phản ứng, nguồn năng lượng chính đến từ lò phản ứng RITM-200 công suất 60 MW.
Tàu phá băng thuộc Dự án 22220 là tàu phá băng lớn và mạnh nhất thế giới. Nga tiến hành Dự án 22220 nhằm cung cấp thêm khả năng phá băng cho tuyến Biển Bắc. Ba tàu phá băng đã đi vào hoạt động và ba tàu khác sẽ gia nhập đội tàu vào năm 2030. Việc khởi công đóng Leningrad là một bước nhỏ nhằm giải quyết vấn đề thiếu tàu phá băng từ mùa thu năm ngoái.
- "Thực thể không thể giải thích" 13 tỉ năm trước hiện về
- Điều gì sẽ xảy ra sau khi con người di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng?
- "Quái vật ăn cát" của Trung Quốc nuốt chửng 40 mẫu sa mạc một ngày, được ví như cỗ máy in tiền khổng lồ