Nga phát triển miếng cấy ghép thay thế gân và dây chằng

Các nhà khoa học Nga đã phát triển và thử nghiệm những miếng cấy ghép gân và dây chằng trên động vật thí nghiệm với kết quả khả quan.


Miếng cấy ghép đã thay thế tốt cho mô liên kết mới, rất giống với gân ban đầu.

Theo Journal of Biomedical Materials Research, các nhà khoa học Nga đã phát triển những miếng cấy ghép mới dùng để thay thế và phục hồi gân và dây chằng. Chúng có cấu trúc dựa trên vật liệu poly-3-hydroxybutyrat và sợi polyamide gia cường. Sự kết hợp của các thành phần này cho phép đạt được các đặc tính cấu trúc, độ bền và tính tương thích sinh học cần thiết cho sự tăng trưởng và tái sinh thuận lợi của các tế bào.

Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên 10 con chuột bằng cách loại bỏ hoàn toàn gân nối bắp chân với gót chân: ở chân phải chuột, vật liệu thí nghiệm được cấy thay cho gân, còn ở chân trái, các sợi phẫu thuật được cấy để đối chứng. Sau 5 tuần, các nhà khoa học nhận thấy rằng ở chân phải chuột, miếng cấy ghép đã thay thế tốt cho mô liên kết mới, rất giống với gân ban đầu trong khi các mẫu đối chứng sợi phẫu thuật thực tế không thể thay thế gân cả về hình dạng lẫn mật độ.

Giáo sư Vladimir Semenovich Akatov nhận xét rằng, điều cực kỳ quan trọng là các vật liệu cấy ghép ngoài việc thực hiện các chức năng của mô liên kết bị tổn thương còn có thể góp phần vào sự tái sinh. Các kết quả cho thấy triển vọng sử dụng loại vật liệu cấy ghép trên cho phẫu thuật tái tạo.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất