Nga xây "trạm vũ trụ quốc tế ISS" tại Bắc cực?

Với sự nóng lên của Trái đất, Bắc cực cũng đang trở thành điểm nóng về tranh chấp lãnh thổ và trong tương lai nếu phương thức đàm phán ngoại giao thất bại thì đây sẽ là chiến trường của các cường quốc trong thế kỷ 21.

Vừa qua, một lần nữa chính phủ Nga khẳng định kế hoạch của mình tại đây bằng việc trưng bày mô hình một thành phố cực kỳ hiện đại nằm trong “lồng kính” ở Bắc Cực cho giới truyền thông quốc tế tại Diễn đàn Bắc Cực quốc tế được tổ chức tại Arkhangelsk.


Mô hình của thành phố Thần tiên có trị giá 6 tỷ USD sẽ
được xây dựng theo công nghệ của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS)

Thành phố dự tính xây dựng có tên “Umka”, theo tên một chú gấu Bắc Cực nổi tiếng trong phim hoạt hình thời Liên Xô cũ, là nơi định cư hiện đại đầu tiên dành cho 5.000 người tại khu vực lạnh nhất địa cầu với nhiệt độ âm 300C vào mùa đông. Nó được xây dựng trên một hòn đảo Kotelniy thuộc quần đảo Novosibirsk theo chỉ thị của tân Tổng thống Nga Putin và nằm cách điểm Cực Bắc khoảng 1.000km. Đây được xem là tiền đồn của Maxcova để tiến sâu vào khu vực chiến lược của thế giới trong thế kỷ 21 này.

Thành phố Umka hay còn gọi “Thành phố Thần tiên” có trị giá 6 tỷ USD sẽ được xây dựng theo công nghệ của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), theo đó, nó nằm gọn trong một mái vòm khổng lồ 1500m x 800m với các công trình như nhà ở, khách sạn, nhà thờ, công viên vui chơi giải trí, phòng thí nghiệm khoa học, nhà máy, trường học, nhà trẻ, bệnh viện, cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu thể thao, nghệ thuật.

Năng lượng cho nhu cầu thành phố sẽ được cung cấp bởi một nhà máy điện hạt nhân nổi. Thực phẩm được sản xuất và chế biến tại chỗ. Phế thải được tái sử dụng hoặc chuyển đổi một cách khôn ngoan để đảm bảo khả năng hoàn toàn tự cung tự cấp.

Ngày nay, đây là dự án duy nhất trên thế giới nhằm tạo ra một thành phố trên băng và biệt lập với thế giới còn lại theo công nghệ xây dựng trong không gian cho binh lính, nhân viên mật vụ cũng như các nhà khoa học, thợ mỏ, công nhân khai thác dầu khí, nhà thám hiểm và vợ con của họ.

Theo KTS của dự án, TS Valery Rzhevskij: Dự án là một bước đột phá về tư duy, không chỉ gói gọn trong kiến trúc mà cả trong điều kiện định cư mới. Thành công của dự án này cho phép Nga “sao y bản chính” lên trên Mặt trăng.

Tham khảo: Daily Mail

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất