Ngày 28/12: Galileo phát hiện một hành tinh mới trong hệ Mặt Trời
Ngày 28 tháng 12 năm 1612, Galileo đã quan sát thấy một hành tinh mới trong hệ Mặt Trời của chúng ta bằng kính viễn vọng. Đó chính là hành tinh xa nhất trong hệ Mặt Trời, sao Hải Vương.
Galileo Galilei là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Galileo đã được gọi là "cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại", "cha đẻ của vật lý hiện đại", "cha đẻ của khoa học" và "cha đẻ của Khoa học hiện đại". Stephen Hawking đã nói "Galileo có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại".
Galileo Galilei
Galileo chính là nhà thiên văn học đầu tiên quan sát được sao Hải Vương, tuy nhiên Galileo đã nhầm Sao Hải Vương là một ngôi sao cố định khi nó xuất hiện ở vị trí giao hội rất gần với Sao Mộc trên bầu trời. Vì vậy mà Galileo không được công nhận là người phát hiện ra Sao Hải Vương.
Hai nhà thiên văn Le Verrier và Adams là những người nghiên cứu và phát hiện quỹ đạo của hành tinh này, sau đó họ được công nhận là những người phát hiện ra sao Hải Vương.
Chỉ với một chiếc kính viễn vọng, Galileo đã có thể phát hiện hành tinh xa nhất trong hệ Mặt Trời vào năm 1612.
Ngay sau khi phát hiện ra, người ta gọi Sao Hải Vương một cách đơn giản là "hành tinh bên ngoài Sao Thiên Vương" hoặc là "hành tinh Le Verrier". Galileo là người đầu tiên đề xuất một tên gọi, mà ông gọi hành tinh là Janus. Sau khi được công nhận là người phát hiện ra sao Hải Vương, Le Verrier ngay lập tức đề xuất tên gọi Neptune, và tuyên bố không đúng sự thực rằng tên gọi này đã được chính thức công nhận bởi cơ quan địa lý và thiên văn "Bureau des Longitudes" của Pháp.
Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh lớn thứ tư về đường kính và lớn thứ ba về khối lượng. Sao Hải Vương có khối lượng riêng lớn nhất trong số các hành tinh khí trong hệ Mặt trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất.