Nghệ thuật zigzag trong ngôi mộ cổ ở Hy Lạp

Các nhà khảo cổ làm việc tại Hy Lạp phát hiện một ngôi mộ cổ niên đại khoảng 2.800 năm, bên trong có các bình gốm với nghệ thuật trang trí zigzag, ngoằn ngoèo.

Ngôi mộ này có niên đại vào năm 800 trước công nguyên, vào thời gian khi Corinth nổi lên như một cường quốc và người Hy lạp đang ở phía trên vùng bờ biển Địa Trung Hải.


Một ngôi mộ 2.800 năm tuổi được phát hiện tại thành phố cổ Corinth, Hy Lạp. (Ảnh: Courtesy)

Ngôi mộ chính bao gồm một đường hầm và hố chôn cất. Hố chôn cất có một quan tài bằng đá vôi dài 1,76 mét, rộng 0,86 mét, cao 0,63 mét. Khi các nhà khảo cổ mở nắp quan tài đã phát hiện một hài cốt bên trong, chỉ còn những mảnh xương còn sót lại, Livesicence đưa tin.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một số chiếc bình gốm bên cạnh quan tài. Bên cạnh đó, ngôi mộ có một chiếc hố được bịt kín bằng một phiến đá vôi, trong đó chứa 13 chiếc bình gốm.

“Sự giàu có của những người sống ở đây thể hiện qua chiếc quan tài và số lượng lớn những chiếc bình. Trong các bình tìm thấy có hai bình nhập khẩu từ Athens, số còn lại sản xuất tại Corinth”, các nhà nghiên cứu cho biết trên tạp chí Hesperia.

Bình gốm gồm các họa tiết trang trí với một loạt thiết kế, trong đó có đường ngoằn ngoèo uốn khúc trông giống như một mê cung. Phong cách nghệ thuật zigzag này rất phổ biến vào thời điểm đó, giới khảo cổ thường gọi đây là giai đoạn "hình học" của Hy Lạp.


Một chiếc bình bên trong ngôi mộ ở Hy Lạp. (Ảnh: Courtesy)

Vài thế kỷ sau, vào thời La Mã, ngôi mộ gần như bị phá hủy sau khi một bức tường xây dựng bên cạnh. Khi các nhà khảo cổ khai quật bức tường, họ tìm thấy một cột đá vôi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngôi mộ.

“Một nhóm nhà cầm quyền gọi là Bacchiadae lên nắm quyền ở Corinth những năm 747 trước công nguyên (một vài thập kỷ sau khi ngôi mộ được xây dựng), họ giúp Corinth gia tăng thương mại và phát triển giàu có. Corinth có vị trí địa lý thuận lợi đã trở thành trung tâm thương mại quan trọng nhất thời kỳ bấy giờ ở Hy Lạp, các mặt hàng đồ gốm giao dịch rộng rãi khắp Địa trung Hải”, Elke Stein-Hölkeskamp từ Đại học Munster, Đức viết trong tác phẩm A Companion to Archaic Greece, Wiley-Blackwell, 2009.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất