Nghiên cứu cho thấy tất cả chúng ta đã hiểu sai về vũ trụ

Kết luận của nghiên cứu mới đây có thể khiến nhiều định luật về vũ trụ của nhân loại phải viết lại.

Rất nhiều nghiên cứu từ trước đến nay đã cho rằng vũ trụ được hình thành sau vụ nổ Big Bang 13,8 tỉ năm trước, và từ đó mở rộng ra với tốc độ ngày càng khủng khiếp. Tốc độ này được đo bởi kính thiên văn Hubble.

Tuy nhiên mới đây, một nghiên cứu của các nhà vật lý học thuộc ĐH Johns Hopkins (Mỹ) đã đưa ra một phương pháp đo cực kỳ chính xác về tốc độ tăng trưởng của vũ trụ. Và họ phát hiện ra rằng tốc độ giãn nở của vũ trụ nhanh hơn đến 8% so với những gì chúng ta vẫn nghĩ.


Tốc độ giãn nở của vũ trụ nhanh hơn so với chúng ta tưởng.

Chỉ 8%! Nghe thật nhỏ bé, nhưng con số chênh lệch này có thể khiến nhiều định luật về vũ trụ phải viết lại. Theo giáo sư Adam Riess, chủ nhiệm nghiên cứu: "Tôi nghĩ chúng ta vẫn chưa nắm bắt được quy luật của vũ trụ".

Nếu như vũ trụ giãn nở nhanh hơn, điều này có nghĩa là lực từ "vật chất tối" (Dark matter - một dạng vật chất bí ẩn được cho là nguyên nhân khiến vũ trụ nở ra) đã trở nên mạnh hơn kể từ sau vụ nổ Big Bang. Trong khi trước đó, các nghiên cứu của chính giáo sư Riess đã cho rằng vật chất tối là bất biến.


Vật chất tối không còn là bất biến nữa.

Các nhà khoa học đã đặt ra một số giả thuyết cho chuyện này. Trong đó, khả năng đầu tiên được giáo sư Kevork Abazajian - nhà vũ trụ học thuộc ĐH California - chỉ ra rằng thành phần của vật chất tối thực chất không hề giống những gì đã được nghiên cứu, mà chúng có thể tiến hoá qua thời gian.

Trong khi đó, giáo sư Wendy Freedman thuộc ĐH Chicago thì không loại trừ khả năng phương pháp đo mới này có thể sai lệch.


Thành phần của vật chất tối có thể tiến hoá qua thời gian.

Tuy nhiên, hầu hết giới chuyên môn đều cho rằng phát hiện này có tiềm năng "thay đổi các lý thuyết cơ bản về vũ trụ học" - giáo sư Abazajian cho biết.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất