Nghiên cứu chứng minh: Các phi hành gia sẽ không tử vong vì bức xạ không gian

Nhiều người cho rằng, việc tiếp xúc quá nhiều với các tia cực tím có hại đến từ Mặt trời là mối nguy hiểm nghề nghiệp mà các phi hành gia phải chịu đựng, dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh tim. Tuy nghiên cứu gần đây chỉ ra các phi hành gia sẽ không chết sớm như chúng ta nghĩ, giới khoa học vẫn phải cảnh báo rằng các nhiệm vụ không gian thực hiện trong thời gian dài có khả năng gây ra rủi ro nghiêm trọng.

Một nghiên cứu mới được công bố trên trang Scientific Reports đã không tìm thấy mối liên kết giữa việc tiếp xúc với bức xạ không gian với việc tăng nguy cơ tử vong do ung thư hoặc bệnh tim mạch ở các phi hành gia. Chưa nói đến việc phát hiện này mang tính tích cực, đây quả thực là một kết quả bất ngờ vì từ lâu người ta tưởng rằng việc tiếp xúc với tia ion hóa có hại cuối cùng sẽ tác động đến các phi hành gia, gây ra bệnh tật sau này và gây ra tử vong sớm.

Tác giả chính của cuộc nghiên cứu này, Robert Reynolds từ Tập đoàn Nghiên cứu và Cố vấn Tỷ lệ tử vong ở California, cảnh báo rằng các nhiệm vụ được làm trong thời gian dài và cách xa từ trường bảo vệ Trái đất, chẳng hạn như nhiệm vụ ở Sao Hỏa, có khả năng gây ra nguy hại và rút ngắn tuổi thọ.


Trong số các phi hành gia người Mỹ, có 30% ca tử vong vì ung thư và dưới 15% ca tử vong do bệnh tim.

Trong bài nghiên cứu, Reynolds và các cộng sự tiến hành phân tích thống kê dữ liệu lịch sử công khai. Tổng cộng có 418 cá nhân từng bay vào vũ trụ đã được đưa vào nghiên cứu, bao gồm 301 phi hành gia người Mỹ và 117 phi hành gia người Nga.

Nghiên cứu đã đánh giá tất cả các phi hành gia của NASA kể từ năm 1959 và các phi hành gia của Liên Xô/Nga kể từ năm 1961: tất cả những người này đều từng trải qua chuyến bay trên không gian trước tháng 7/2018 đối với phi hành gia người Mỹ và tháng 12/2017 đối với phi hành gia người Nga. Thời gian theo dõi trung bình cho các phi hành gia người Mỹ là 24 năm và 25 năm đối với các phi hành gia người Nga.

Tổng cộng có 89 trường hợp tử vong được ghi nhận, trong đó có 53 trường hợp là phi hành gia người Mỹ và 36 phi hành gia người Nga. Những người này đều chết do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng Reynolds và đội ngũ nghiên cứu chỉ lưu ý đến hai nguyên nhân gây tử vong là ung thư và bệnh tim mạch, vì hai yếu tố này có khả năng liên quan đến việc phơi nhiễm bức xạ. Trong số các phi hành gia người Mỹ, có 30% ca tử vong vì ung thư và dưới 15% ca tử vong do bệnh tim. Đối với phi hành gia người Nga, các số liệu thống kê có đôi chút chênh lệch khi một nửa trong số người này chết vì bệnh tim và 28% trường hợp tử vong do ung thư.

Các con số thống kê ở trên tuy vừa cao vừa đáng báo động, nhưng theo phân tích của Reynolds, những số liệu này lại không hề bất thường. Không có xu hướng hoặc bất cứ điểm trở ngại nào được phát hiện trong dữ liệu nhằm chỉ ra nguyên nhân gây tử vong phổ biến, cụ thể là tiếp xúc với bức xạ. Các tác giả của bài nghiên cứu kết luận: "Nếu bức xạ ion hóa ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong do ung thư và bệnh tim mạch, thì tác động này cũng không đáng kể."


Một chuyến khứ hồi tới sao Hỏa sẽ khiến các phi hành gia tiếp cận với hai phần ba lượng bức xạ cho phép được tiếp xúc.

Tuy vậy, theo như các tác giả mô tả, đây là "các đợt bức xạ không gian có trong lịch sử". Ngoài các nhiệm vụ của tàu Apollo, các phi hành gia lơ lửng ở quỹ đạo Trái đất thấp vẫn sẽ được bảo vệ bởi từ trường Trái đất. Khi các phi hành gia khám phá vũ trụ sâu hơn, tình hình sẽ thay đổi rõ rệt theo trích đoạn lưu ý trong bài nghiên cứu dưới đây:

"Chúng ta cần phải lưu ý rằng các sứ mệnh thám hiểm sâu vào không gian về sau có thể mang lại lượng bức xạ không gian lớn hơn nhiều so với trước đây, dẫn đến nguy cơ rủi ro khác cho các phi hành gia trong tương lai. Trong những năm tới, các nhà dịch tễ học cần tiếp tục theo dõi các nhà du hành vũ trụ để tìm ra các tác động nguy hại tiềm ẩn do tiếp xúc với bức xạ không gian bằng cả phương pháp cổ điển và hiện đại. Việc làm cần thiết này sẽ hỗ trợ tham vọng của con người trong sứ mệnh thăm dò và thực địa hóa hệ mặt trời của chúng ta".

Đáng tiếc thay, nhiệm vụ lên sao Hỏa có thể lấy đi nhiều năm cuộc đời của một người, hạn chế không cho những bộ đồ vũ trụ che chắn đặc biệt phát triển. Nghiên cứu của NASA từ năm 2013 đã kết luận rằng, nếu không được bảo hộ đầy đủ, các phi hành gia ở sao Hỏa sẽ bị tổn thương nặng nề bởi lượng phóng xạ lớn được phát hiện từ mỗi lần chụp CT toàn thân khoảng một tuần/lần trong cả năm.

Do đó, một chuyến khứ hồi tới sao Hỏa sẽ khiến các phi hành gia tiếp cận với hai phần ba lượng bức xạ cho phép được tiếp xúc. Vấn đề này còn chưa tính đến thời gian trên bề mặt sao Hỏa khi các nhà du hành vũ trụ phải đối mặt với bầu khí quyển mỏng và từ trường yếu.

Dù nghiên cứu mới đây khuyến khích các phi hành gia dấn thân vào nhiệm vụ bay quanh quỹ đạo Trái đất thấp, nhưng để hoàn thành sứ mệnh mạo hiểm hơn, chúng ta sẽ cần phải tìm ra các giải pháp khả thi.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất