Nghiên cứu tê giác treo ngược đoạt giải Ig Nobel 2021

Thí nghiệm treo ngược tê giác để tìm hiểu những tác động lên cơ thể chúng là một trong những nghiên cứu được trao giải Ig Nobel năm nay.

Trái với giải Nobel danh giá, Ig Nobel là giải thưởng thường niên vinh danh nghiên cứu "đầu tiên khiến mọi người cười, sau đó khiến họ suy nghĩ", theo tạp chí khoa học hài hước Annals of Improbable Research. Tất cả nghiên cứu đoạt giải có vẻ ngớ ngẩn, nhưng khi tìm hiểu sâu hơn, chúng ta sẽ thấy phần lớn hướng đến giải quyết các vấn đề thực tế và được công bố trên những tạp chí học thuật sau khi có đánh giá từ hội đồng chuyên gia. Tương tự năm ngoái, lễ trao giải năm nay không diễn ra tại nhà hát Sanders ở Đại học Harvard tại Cambridge, Massachusetts, Mỹ như thường lệ mà được tổ chức trực tuyến vào tối hôm 9/9 do Covid-19.


Các nhà nghiên cứu thí nghiệm treo ngược tê giác bằng cần trục. (Ảnh: BBC).

Theo truyền thống, các học giả đoạt giải Nobel công bố và trao giải thưởng, bao gồm Frances Arnold (Nobel Hóa học năm 2018), Marty Chalfie và Eric Maskin (Nobel Kinh tế năm 2007). Người thắng giải phải tự lắp ghép cúp chứng nhận từ bản in PDF và nhận được tiền thưởng là tờ bạc trị giá 10.000 tỷ dollar Zimbabwe. Ngoài nghiên cứu về tê giác đoạt giải ở lĩnh vực Giao thông, Ig Nobel 2021 còn vinh danh nghiên cứu vi khuẩn trong kẹo cao su dính ở lề đường và cách kiểm soát gián trên tàu ngầm.

Bác sĩ thú y Robin Radcliffe ở Đại học Cornell và đồng nghiệp muốn tìm hiểu sức khỏe của tê giác có thể bị ảnh hưởng ra sao khi treo ngược chân dưới trực thăng. Đây là hoạt động được sử dụng ngày càng phổ biến trong công tác bảo tồn tại châu Phi để vận chuyển tê giác giữa các khu vực. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cơ bản nào kiểm tra chức năng tim phổi ở tê giác đang bị gây mê phản ứng thế nào trong lúc bay ở tư thế treo ngược, theo Robin.

Nhóm nghiên cứu cộng tác với Bộ Môi trường, Lâm nghiệp và Du lịch Namibia treo ngược 12 con tê giác đen đã gây mê dưới cần trục để đo phản ứng sinh lý của chúng. Kết quả là những con vật đều chịu đựng tốt. Trên thực tế, có bằng chứng tê giác hoạt động tốt hơn ở tư thế này so với nằm áp ngực xuống hoặc nằm nghiêng một bên.

"Tôi nghĩ lý do là khi tê giác nằm về một bên, chúng phải chịu tác động từ lưu lượng máu. Nói cách khác, nửa dưới phổi nhận được nhiều máu để trao đổi khí, nhưng do trọng lực, phần trên không lưu thông máu tốt như vậy. Khi tê giác treo ngược, lá phổi của chúng lưu thông máu đều hơn và hô hấp bình thường như khi đứng thẳng. Chúng tôi cũng nhận thấy khi nằm đè lên ngực hoặc nghiêng về một bên quá lâu, tê giác thường bị tổn thương cơ do chúng quá nặng. Trái lại, khi treo ngược, chân chúng không phải chịu áp lực ngoại trừ cảm giác bị dây buộc quanh đầu gối", Robin giải thích.

Bí ẩn vụ nổ lớn nhất lịch sử, có phải thông điệp từ vũ trụ?

Hiện tượng "vua chuột" hiếm gặp xuất hiện, thổi bùng lời đồn về tai ương đáng sợ

Ai đã phát minh ra khẩu súng đầu tiên?

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất