Ngôi mộ hàng thế kỷ tiết lộ bí mật về hoàng tử thời nhà Minh

Các nhà khoa học đã khai quật được những đồ tạo tác bằng ngọc bích, nhiều trang sức quý giá, cũng như quần áo lụa, đồ gốm và quan tài bằng gỗ sơn mài trong ngôi mộ cổ.

Trong quá trình khai quật lăng mộ hoàng tử nhà Minh - Chu Cương hay còn gọi là Tấn Vương (1358-1398), các nhà khảo cổ Trung Quốc gần đây đã tiếp tục khám phá thêm được những thông tin mới, có giá trị về lối sống của một hoàng tử thời nhà Minh, cũng như phong tục và trang phục mai táng của hoàng gia thời kỳ đó.


Cổng vào ngôi mộ và các đồ tạo tác quý giá của hoàng tử thời nhà Minh được tìm thấy ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. (Ảnh: SCMP).

Ngôi mộ nằm ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, đang được Viện di tích văn hóa và khảo cổ học Thái Nguyên khai quật. Đây cũng là nơi an nghỉ cuối cùng của vợ hoàng tử là Tấn Vương Phi, và hai người vợ lẽ khác.

Ở cuộc khai quật gần đây nhất, các nhà khoa học đã tìm được những đồ vật được chôn cất theo như đồ tạo tác bằng ngọc bích, quần áo lụa, đồ gốm và quan tài bằng gỗ sơn mài.

Mặc dù bị cướp phá trong nhiều thế kỷ, những gì còn lưu lại ở ngôi mộ vẫn tiếp tục tiết lộ thêm những bằng chứng về trang phục chôn cất và phong tục của các hoàng tử thời nhà Minh. Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy tàn tích của các bức tường bao quanh lăng mộ nằm phía trên khu chôn cất.

Những ngôi mộ này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2019, khi các nhà khoa học tìm thấy những dòng chữ khắc để xác nhận được nó là di sản hoàng gia.

Zhao Hui, người đứng đầu dự án khảo cổ, nói với tờ China News Service rằng này lăng mộ không có khu vực tiền sảnh, điều đó cho thấy Tấn Vương có thể đã mất một số quyền lực chính trị vào thời nhà Minh.

Chủ nhân ngôi mộ tên thật là Chu Cương (1358-1398), con trai thứ ba của người sáng lập ra triều đại nhà Minh - Chu Nguyên Chương (Hồng Vũ Đế). Năm Hồng Vũ thứ ba (1370), ông được phong làm Tấn Vương, đứng đầu một thái ấp, ngày nay là thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc và trở thành đời đầu tiên của thế hệ hoàng tộc Tấn Vương thời nhà Minh.

Năm 1398, Chu Nguyên Chương truyền ngôi cho cháu là Chu Doãn Văn lên làm Minh Huệ Đế. Nhưng chỉ một năm sau đó, con trai thứ tư của Chu Nguyên Chương là Chu Đệ nổi dậy cướp ngôi, lấy niên hiệu Vĩnh Lạc và trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Chu Cương và Chu Đệ cùng là con của Mã Hoàng Hậu - vợ vua Chu Nguyên Chương. Theo các nhà sử học, câu chuyện về Tần Vương Chu Cương dường như đã bị lãng quên trong lịch sử, một phần vì người đời chỉ nhớ về thời kỳ này với cuộc tranh giành ngôi vị cùng những thành tựu lớn khác mà em trai ông - Chu Đệ tạo nên.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất